Living UX, Are you?

Nếu bạn là 1 người làm về UX, CX, bạn có nên lưu ý hơn trong cuộc sống?

driving-bad-5

(Ảnh: bad driving – nguồn: drivingbad.vn)

Có một lần nói chuyện với Kiên 44 và mấy bạn làm graphic design mình có nghe được idea rằng “dân làm UX thì thông thường sẽ mang lại cuộc sống dễ chịu hơn cho những người xung quanh”. Ngẫm nghĩ ra thì thấy cũng có lý, nhưng chắc là ít người để ý điều này, hoặc là họ có làm về UX, nhưng lại chưa thực sự để ý tới việc mang UX vào cuộc sống?

Vậy Living UX là gì?

Nói một cách đơn giản, đó là tạo ra phong cách sống của chính bạn, mà qua đó bạn có thể mang lại cho những người xung quanh (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp…) sự tiện lợi, am hiểu, và hỗ trợ tốt nhất. Nghe vẫn có vẻ mơ hồ, nhưng đôi khi đó là những điều đơn giản mang lại cảm giác, “trải nghiệm” thích thú, thoải mái cho mọi người.

Tôi sẽ chia sẻ một vài ví dụ, mà tôi tin rằng, ai trong chúng ta cũng đã từng làm như thế hoặc cảm thấy thoải mái khi đón nhận nó.

Ví dụ ở công ty

  • Sáng sáng đi làm, bạn có mỉm cười tươi tắn và nói “chào buổi sáng” với các đồng nghiệp? Lúc trước công ty mình có 1 bạn nữ làm lễ tân, sáng nào cũng vui vẻ chào đón mọi người, ai cũng thấy thoải mái và thân thiện, cảm giác vui vẻ khi bắt đầu 1 ngày mới. (Giờ thì bạn ấy stress vì công việc nên bỏ thói quen đó rồi )
  • Công ty có vài dụng cụ pha cafe (French press, Sunbeam..), mỗi lần sử dụng xong, bạn có bỏ bã cà phê và rửa sạch hay không? (Để người dùng sau bạn có thể sử dụng được luôn)
  • Công ty sử dụng Skype chat để trao đổi thông tin trong các dự án, theo thói quen, các đồng nghiệp sẽ đặt “book-mark” các group chat. Rồi 1 ngày tôi thấy 1 anh đồng nghiệp chat nhầm liên tục giữa 2 – 3 group chat dự án, để ý một chút thấy tên dự án khá giống nhau như: Willing donate website, Wendy website, Weird management… Tôi đoán hành vi sử dụng của bạn này là: Vào skype search, gõ “W…” và enter… Điều này dẫn tới khi thao tác nhanh, thường xuyên gõ nhầm “room” chat, tôi lẳng lặng đổi tên các group cho bạn ý rồi thông báo lại. Làm quen với 1 “group name” mới vẫn tốt hơn là nói chuyện “nhầm” với khách hàng.
  • QA vật lộn với phân loại bug trong JIRA, tôi nói chuyện và tạo thêm “custom field” cho họ.
  • Làm việc với khách hàng lệch múi giờ tới 3-4 tiếng đồng hồ, tôi dậy sớm hơn, kiểm tra email, trả lời và sắp xếp sẵn mọi thông tin để khi các đồng nghiệp khác tới văn phòng, mọi thứ đã sẵn sàng.
  • Khi bạn muồn nghỉ phép dài ngày (hơn 1 ngày), ngoài việc báo cho người quản lý, bạn có sắp xếp công việc và chuẩn bị các phương án dự phòng (plan B) để người khác có thể giúp bạn khi bạn ko có ở đó??
  • Có anh PM (Project manager) viết báo cáo hàng ngày cho khách hàng, trong email không bao giờ cách dòng giữa các ý chính, đọc rất nhức mắt, tôi đã góp ý để nội dung email “dễ đọc hơn”. Cũng có PM viết báo cáo quá dài, tôi cũng góp ý bởi khách hàng (các agencies) họ “không rảnh” để đọc báo cáo dài lê thê, cái họ cần là % completion, overall status, blocker issues… Tóm lại nếu là PM, bạn cần nghĩ rằng làm sao để khách hàng đọc báo cáo của bạn trong..1 phút là nắm đủ thông tin cơ bản của dự án. Bởi cũng như tôi, họ có 20-30 dự án cần theo dõi.
  • v.v…để ý 1 chút, có rất nhiều ví dụ phải ko?

Ví dụ trong cuộc sống

Trong cuộc sống thì nhiều vô kể, nhưng tôi ví dụ ở một số việc đơn giản, mà chắc rằng không ít lần bạn cảm thấy không thoải mái, vậy tại sao bản thân mình không “improve” nó?

  • Đi xe trong thành phố, bạn có bật đèn chiếu pha xa (đèn far) hay không? Nếu có, thì bạn nên điều chỉnh, bởi nó gây chói mắt và khó chịu cho người đi đối diện.
  • Khi dừng đèn đỏ, và khi chỉ còn 3-4 giây nữa là chuyển sang đèn xanh, bạn có bấm còi không? Và nếu đèn đỏ báo 50 giây, bạn có tắt máy?
  • Vẫn là khi dừng đèn đỏ, bạn có nhường đường ở những nơi cho phép xe rẽ phải?
  • Khi đứng chờ thang máy trong tòa nhà (chung cư, văn phòng) và khi thang đến, bạn có đứng sang 1 bên để dành chỗ cho người trong thang máy đi ra? Và nếu vào trước, bạn có bấm nút [<>] để cho những người khác đi vào không bị cửa sập vào người?
  • Khi bước qua cửa kinh cường lực và có người đi phía sau, bạn có dùng tay đỡ cánh cửa để giúp người đó đi qua thuận tiện hơn?
  • Đi chơi về muộn hoặc không về ăn cơm, bạn có gọi điện hoặc nhắn tin báo cho người thân? (a kind of informative feedback). Điều này cũng giống như khi bạn có hẹn ai đó và đến muộn, bạn cần “update” thông tin cho họ. Con người là đối tượng luôn “đói” thông tin và luôn “thiếu kiên nhẫn”, vì vậy việc cập nhật thông tin của bạn vô cùng hữu ích.
  • blah blah…

Đọc đến đây bạn thấy có rất nhiều ví dụ phải không? nó nhỏ nhặt, lắt nhắt? hay bạn cảm thấy phải để ý quá nhiều thứ? Hãy suy nghĩ đơn giản, bởi đó là cách giúp bạn thay đổi “thói quen” (building habit) và làm mọi thứ tốt hơn. Để làm được việc này, bạn phải “educate” chính bản thân mình.