Would love your opinion

Ngày xưa mình ghét EDM, nhưng rồi sau này làm nhiều về information design, content design thì cũng không ghét nữa, cái nào cần cho vào spam thì cho luôn, còn không thì…để đó, hàng ngày đọc để học hỏi.

Hôm nay OReilly gửi mail, bản chất là mời làm một cái survey, và mình thấy microcopy họ làm khá tốt:

Tittle của EDM mà OReilly gửi

Hãy cùng phân tích tại sao mình click vào để mở cái email này, ý mình muốn nói là microcopy của họ, có mấy điểm có thể học hỏi như sau:

  • KISS: keep it short & simple, title ngắn gọn, dễ hiểu, chỉ vỏn vẹn 04 từ.
  • Respect: copy hướng đến khách hàng, hướng tới user chứ không ‘offer’ gì cả. Sử dụng ‘your opinion’ thay vì ‘our survey’
  • Ask for help: theo psychology thì respect đi kèm với ask for help thì phần lớn mọi người sẽ willing to help
  • Eager to learn: thể hiện qua từ ‘would love’ trong title.
Nội dung email và 1 CTA đi kèm

Nội dung email không dùng ảnh mà chỉ có một đoạn giải thích mục đích survey về mối quan tâm của khách hàng đối với AI, một sự hứa hẹn rằng survey đơn giản, ngắn gọn, không quá 03 dòng.

CTA với nội dung ‘TAKE SURVEY’ chính là điểm chạm cuối cùng, đáp ứng yếu tố:

  • Mental model về reading flow: đọc xong đoạn text ngắn gọn và scan xuống dưới button đủ to, eye catching.
  • Common fate gestalt thông qua icon mũi tên.

Tất cả chỉ có vậy. Design đơn giản và phụ thuộc hoàn toàn vào microcopy, một số quy tắc gestalt cơ bản nhưng tối ưu và đi thẳng vào trọng tâm.

./.

Tìm hiểu IA – Slide shared

Ôn lại khái niệm IA qua slide của Perter Morville

IA slide

(Ảnh: Understanding IA – nguồn: Peter Morville)

IA (Information Architect) không phải là khái niệm mới, đây thậm chí là khái niệm cơ bản với những ai muốn học và làm về UX. Trong mô hình The Elements of User Experience của JJG (Jesse James Garrett) thì IA đứng ở lớp thứ 3 từ dưới lên.

IA – kiến trúc thông tin – là một môn học khó, đòi hỏi người tiếp cận nó có tư duy hệ thống, hiểu cách tìm kiếm và xử lý thông tin của người dùng, rồi từ đó xây dựng nên kiến trúc thông tin của sản phẩm (web hoặc mobile).

Cuốn sách tham khảo về IA nổi tiếng là cuốn OReilly – Information Architecture for the WWW, 3rd Ed (2007) của Peter Morville (mới tái bản năm 2015) là một tài liệu căn bản và cũng rất phổ biến với dân làm UX, IA. Tuy nhiên, để giúp bạn tiếp cận với kiên thức căn bản nhanh gọn hơn và dễ hiểu hơn, Morville đã giới thiệu một slide tổng hợp với tựa đề “Understanding Information Architecture” mà qua đó ban sẽ có cái nhìn tổng quan về các vấn đề mà Morville đề cập trong cuốn sách của ông.

Nếu bạn thích học UX bài bản, thì IA là một trong những bước đi đầu tiên và là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, điển hình là website mà hàng tỷ người dùng đang sử dụng, khai thác hiện nay.

Về IA, tôi sẽ lần lượt giới thiệu các kỹ năng, kỹ thuật trong các blog sau này.

Happy learning! 🙂

Xperience zone

Trải nghiệm “sound chair” tại Changi airport, Singapore, June 2013

xperience-zone-changi
(Ảnh: chụp tại sân bay Changi, tháng 6/2013)

Tuần qua tôi có qua Singapore chơi 3 ngày, tự thưởng cho mình 1 kỳ nghỉ ngắn hạn sau chuyến công tác dài ngày tại Mauritius, Indian Ociean. Mọi khi cũng không để ý sân bay Changi của Singapore lắm, vì nó rộng, và hiện đại sẵn rồi, bao năm vẫn tấp nập, một phần cũng là vì tôi hay đi lại qua Budget Terminal (dành cho hãng hàng không giá rẻ). Tuy nhiên lần này thì ghé Terminal 2, và lúc về Saigon mới có dịp nhẩn nha ngó nghiêng.

Terminal 2 của sân bay Changi mới bổ sung thêm 1 loạt các khu giải trí, tôi có lượn qua mấy khu này, thấy có nhiều ghế ngồi nhỏ gọn, màn TV hình rộng và… hầu như không có âm thanh phát ra. Khi cảm thấy mỏi chân sau 1 lúc đi bộ lang thang, tôi quyết định ngồi nghỉ tại khu giải trí và bất ngờ khi âm thanh “từ từ tràn vào tai” trong lúc mình ngồi xuống.

OMG, âm thanh chỉ phát ra khi tôi ngồi vào ghế, rồi kết hợp với màn hình TV rộng tạo thành một vòng khép kín từ thị giác cho tới thính giác của khách hàng… tôi thử đứng dậy và theo tốc độ đứng lên thì âm thanh cũng giảm dần… It’s really surprise and new experience!

sound-chair Tôi tạm gọi những chiếc ghế tại khu giải trí này là “sound chair“, có nghĩa là ghế có âm thanh đính kèm. Sau một thoáng bất ngờ và cảm giác thú vị, tôi nhìn lại chiếc ghế thì thấy những chiếc ghế này có 2 loa nhỏ gắn vào 2 bên, theo hướng nghiêng thẳng đứng khoảng 65-80 độ. Với cách thiết kế này, chiếc ghế được gắn thêm 1 công năng đó là tạo ra âm thanh vừa đủ.

(Ảnh: chụp hình sound chair tại Changi airport, Singapore)

Tôi không cố /thử di chuyển những chiếc ghế này để xem chúng có được nối dây dưới thảm hay  là tín hiệu được phát dạng wireless. Mặc dù vậy, sau khi đã yên vị trên ghế, tôi thấy có 1 tấm biển ghi rõ là: Xperience zone. Có nghĩa là người thiết kế đã tập trung thẳng vào vấn đề tạo ra 1 trải nghiệm mới cho các hành khách đi máy bay ngồi nghỉ tại đây.

Ở góc độ thiết kế, chiếc ghế sound chair này đạt được cả yếu tố UsabilityUX như sau:

  • Vẫn là 1 chiếc ghế ngồi, nhưng thiết kế được thay đổi, chỗ tựa lưng hơi cong, đủ để 2 loa nhỏ lắp 2 bên.
  • Độ nghiêng của 2 loa vừa phải, nếu ngồi ngay ngắn thì âm thanh không rót trực tiếp vào tai người dùng, mà chỉ tạo xung để làm rung các khớp xương dưới đuôi tai. (có điều bạn nên biết rằng: Beethoven là 1 nhà soạn nhạc khiếm thính, và ông sử dụng 1 cây gậy dài (1) gắn với soundboard của đàn dương cầm để cảm thụ âm thanh).
  • Khu vực giải trí không cần phải gắn loa thùng to, gây ảnh hưởng tới các gian hàng và khu vực xung quanh. Ngược lại, âm thanh mang tới người dùng một cách “vừa đủ” và chỉ với những ai có ý định ngồi nghỉ trên ghế để xem TV.
  • Chiếc ghế ngoài công năng căn bản của nó (để ngồi) thì còn trở thành 1 phần của hệ thống (Xperience entertainment system), và qua đó tạo ra 1 sự trải nghiệm mới cho người dùng (New experience).

Có thể nhận thấy, người thiết kế khu vực giải trí này đã chọn phương tiện gắn liền với người dùng nhất để tạo ra sự thay đổi, sự khác biệt và trải nghiệm ấn tương. Đây là một trong những thành phần cơ bản của UX, còn gọi là Making Sense of the Senses mà trong đó hearing (cảm nhận âm thanh) là 1 yếu tố không thể thiếu (2). Chính yếu tố này cũng góp phần biến 1 màn hình  TV rộng bình thường như ở bao khu giải trí khác nay lại trở nên tương tác gần gũi và mạnh mẽ với khách hàng hơn.

Tham khảo:

(1) Beethoven used a special rod attached to the soundboard on a piano that he could bite—the vibrations would then transfer from the piano to his jaw to increase his perception of the sound. A large collection of his hearing aids such as special ear horns can be viewed at the Beethoven House Museum in Bonn, Germany. (Wiki, Internet)

(2) Các yếu tố cơ bản tạo ra trải nghiệm sát với giác quan của người dùng bao gồm: smell & taste, touch, hearing, vision. Tham khảo trong cuốn The Elements of User Experience: User-Centered Design for the Web and Beyond, 2nd Edition. NXB New Riders năm 2011.