2021 Book Review

2021 mình không đọc nhiều như 2020 (hơn 50 cuốn sách) mà tập trung vào việc ở công ty cũng như việc học cao học và học một loạt các kỹ năng mới. Lý do rất đơn giản, Covid-19 là dịp mình ở nhà nhiều hơn, gần 9 tháng không đến văn phòng và chỉ làm việc ở nhà.

Vậy thì, 2021 mình đọc những gì? Sau đây là danh sách 16 cuốn sách mà chỉ vài cuốn trong đó mình thích:

1/ 101 Things I Learned in Product Design School. 5/5

Cuốn này mình rất thích. Mình mua sách này ở 1 hiệu sách trong thành phố HCM thông qua Instagram của họ và năm vừa rồi mới có thời gian ngồi đọc. Sách viết kiểu ký hoạ, đưa ra 101 gợi ý hoặc định nghĩa dành cho người theo học ngành thiết kế sản phẩm. Có nhiều cái mình biết rồi nhưng cũng nhiều phần giúp mình hệ thống hoá lại kiến thức. Sách được thiết kế đẹp và chất lượng giấy tốt (sách design nào cũng vậy 🙂 )

2/ React Hooks in Action: With Suspense and Concurrent Mode. 3/5

Xoá mù chữ với React Hooks với những useState, useEffect, useRef, useContext (Global context API),v.v… Dành cho bạn nào muốn hiểu sâu hơn về React và hooks.

3/ Masters of Scale: Surprising Truths from the World’s Most Successful Entrepreneurs. 2.5/5

Nhìn vào tựa đề cuốn sách và tên tác giả có thể khiến bạn tin rằng cuốn sách hay, nhưng thực ra thì nội dung khá bình thường, không có nhiều thứ mới mẻ và cá nhân mình thấy cuốn này không bằng cuốn Blitzscaling trước đó (cùng tác giả).

4/ Onboarding Matters: How Successful Companies Transform New Customers Into Loyal Champions. 4/5

Cuốn này dành cho growth hacker hoặc product manager với sản phẩm SaaS (Software as a Service). Sách không lan man theo chiều rộng mà tập trung vào một số framework để onboard khách hàng trên nền tảng digital thành công. Sách cũng phù hợp cho những ai đang làm chuyển đổi số.

5/ Service Design for Business: A Practical Guide to Optimizing the Customer Experience. 2/5

Sơ qua về service design với một số lý thuyết và qui trình thực hiện. Mình hơi thất vọng vì tựa sách ghi là ‘practical’ nhưng nội dung thì lại toàn lý thuyết.

6/ Consumer Behaviour. 4.5/5

Đây là academic book bắt buộc phải đọc trong chương trình MSc. Digital Marketing của trường đại học Essex, UK. Mình đăng ký học môn ‘Consumer Behaviour in Digital Age’ (CBDA) và… không tin nổi, mình đọc hết cuốn này :D. Sách thuộc chuyên ngành Marketing (600-700 trang gì đó) và có rất nhiều lý thuyết liên quan tới hành vi mua hàng, hành vi lựa chọn và gắn kết với một thương hiệu của người dùng. Cá nhân mình thấy sách phù hợp và là một sự bổ sung tốt cho người làm UX designer, Product owner. (sách mình mua từ Amazon.com)

7/ Design Is Storytelling. 5/5

Lần đầu tiên đọc sách của Ellen Lupton và thấy nó hay thực sự. Sách viết theo kiểu mô tả đơn giản các khái niệm đi kèm hình minh hoạ (có lẽ bởi sách từ một designer nổi tiếng) và giúp mình như ‘vỡ toang’ những khái niệm mù mờ về ‘storytelling’. Đọc cuốn này xong bạn sẽ viết content tốt hơn nữa. (sách mình mua từ Amazon.com)

8/ Zen: The Art of Simple Living. 3/5

Đọc cho vui, cũng giúp mình clam down trong một năm bận rộn

9/ The Economics of Emotion: How to Build a Business Everyone Will Love. 4.5/5

Đây là một trong những cuốn xuất sắc viết về cảm xúc và liên kết các cảm xúc với việc thiết kế trải nghiệm và kinh doanh. Cái hay của tác giả là bạn ấy viết dễ hiểu, cô đọng và có giải thích khoa học, logic. Hạn chế của sách duy nhất là sự mở rộng lý thuyết sang quá nhiều mảng để áp dụng như EX (employee experience), business, CX… trong khi cái mình kỳ vọng nhất là emotional design thì lại được ghi chép khá hạn chế. Cảm xúc được tác giả qui về cảm xúc chủ đạo và các cảm xúc đi kèm. Mỗi loại cảm xúc cũng có:

  • Cường độ
  • Dải cảm xúc
  • Các yếu tố tác động

Để khai thác tốt hơn cuốn sách này chắc mình cần đọc và ghi chép ra nhiều nữa. Mình đọc bản tiếng Việt, sau đó đọc lại bản tiéng Anh và trong sách giấy có rát nhiều ghi chú mình note vào.

10/ Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp 4.5/5

Hay! Sách được viết bởi một bác sỹ nhi người Nhật và có những lý giải tường minh về các thời kỳ phát triển tâm lý, các diễn biến tâm lý của trẻ. Sách phù hợp với mình vì mình có con nhỏ. Sách giúp mình hiểu hơn về trải nghiệm làm cha mẹ, giúp mình bình tĩnh hơn trước những phản ứng của con và dự đoán được hành vi của con khi con mất bình tĩnh. Sách phù hợp với những người quan tâm tới thiết kế trải nghiệm dành cho trẻ em.

11/ Lots. 3.5/5

Đọc cho vui, sách vẽ rất rất đẹp và nuôi dưỡng cái nhìn đẹp về thế giới quan cho trẻ em.

12/ Hit Refresh: The Quest to Rediscover Microsoft’s Soul and Imagine a Better Future for Everyone 3.5/5

Đọc để hiểu những gì Microsoft đã làm để lấy lại vị thế số 1 Thế Giới về phần mềm như free VSCode, cloud Azure, VR, M&A, v.v…

13/ The Marketing Agency Blueprint: The Handbook for Building Hybrid Pr, Seo, Content, Advertising, and Web Firms

Đọc cho đỡ buồn, vì mình làm Agency được 10 năm rồi và thấy những gì được viết trong này như phản chiếu lại chính mình. (cuốn này mình không chấm điểm)

14/ Range: Why Generalists Triumph in a Specialized World 4.5

Mình đọc cuốn này vì sự tò mò. Đây là cuốn sách gây bão trên cộng đồng readers 1-2 năm qua vì tác giả đi ngược lại quan điểm ‘The Outliers’ của Malcom Gladwell. Trái với tư duy 10.000 giờ và sự tham gia một lĩnh vực từ sớm như trong cuốn ‘The Outliers’ nhắc tới như một trong những công thức để thành công trong thế kỷ 20, thì ‘Range’ đưa ra thống kê cũng như chứng minh việc thử nghiệm nhiều thứ cho đến khi tìm thấy cái mình phù hợp và hạnh phúc nhất để gắn bó. Sự phù hợp đó khiến tỷ lệ thành công cao hơn. Sự thử nghiệm đa dạng giúp con người ta (đa số) sẽ tìm được chính mình và tự tin hơn. Và bạn cũng không việc gì phải tự ti nếu chưa tìm thấy cái phù hợp với bản thân (dù ở bất kỳ độ tuổi nào)

15/ The Grid: The Master Model Behind the Success of Every Business 5/5

Như một cẩm nang MBA thu nhỏ nhưng có sự nghiên cứu thực tiễn phũ phàng để rồi đúc kết những gì một doanh nghiệp cần xây dựng, cần có và duy trì để tồn tại. Sách phù hợp với business manager và cả start-up.

16/ Blue Ocean Strategy: How to Create Uncontested Market Space and Make the Competition Irrelevant 3.5/5

Cũng được, đọc lại cho đỡ buồn.

Hết ./.

2020 book review

Brown wooden shelfs fully packed with books in a library

Năm 2020 chẳng đi đâu mấy, nhưng vẫn bận sml… 6 tháng cuối năm mới có nhiều thời gian hơn để đọc sách. Mình vẫn vậy, vẫn đọc lan man, nhưng cũng có một số quyển đáng để cho 4-5* trên Goodread.com và đọc lại khi cần. Đọc sách cũng giống như tập thể dục cho não bộ vậy, đọc nhiều rồi thành thói quen. Sau đây là list của mình trong năm vừa qua

2020 Books review by Binh Truong 😀

1, Agile Selling: Get Up to Speed Quickly in Today’s Ever-Changing Sales World, 3/5 điểm
Làm sale thì dù giàu kinh nghiệm hay mới vào nghề cũng phải học tập liên tục để thích ứng với hoàn cảnh mới, công nghệ mới, điều kiện kinh doanh mới.

2, The Millionaire Fastlane, 3/5 điểm
Có 03 sự lựa chọn trong cuộc sống: Sidewalk (tiêu tiền trước, trả nợ sau), Slowlane (chăm chỉ cày cuốc rồi về già nghỉ ngơi đầy đủ) và Fastlane (làm kinh tế, không giàu nhanh, nhưng 10 năm có thể có thành tựu và tự chủ)

3, Influence: The Psychology of Persuasion 5/5 điểm
Cuốn này lâu rồi, nhưng giờ mình mới đọc trọn vẹn. Có 6 khía cạnh để influence chính đó là: consistency, reciprocation, social proof, authority, liking, scarcity. Thời bây giờ nhiều techniques hơn nữa, nhưng cuốn này vẫn cover những phần basic nhất.

4, The 10x Rule: The Only Difference Between Success and Failure, 3/5 điểm
Đằng nào cũng phải bỏ công sức ra làm, vì thế, làm gì thì cũng đặt mục tiêu 10x thay vì đặt mục tiêu nhỏ rồi từ từ tiến tới (dễ gây thỏa mãn sớm)

5, Pitch Anything: An Innovative Method for Presenting, Persuading, and Winning the Deal 5/5 điểm
Chỉ có thể nói 01 từ: Đỉnh cao 😀 Cuốn này viết cho start-up fouders đi raise fund với VC nhưng kiến thức của nó bao trùm toàn bộ các vấn đề về sale cũng như chiến thuật sale, pitching rất hợp với style của mình.

6, Design for Real Life, 5/5 điểm
Một cuốn sách không mới của A List Apart nhưng lại tiếp cận ở cuộc sống thực tế và cho thấy những vấn đề mà designer hay gặp phải: normal case, assumption personas thay vì proto persona và tress cases.

7, Contagious: Why Things Catch On, 4/5 điểm
Sách phù hợp với người làm content và social media khi khai tác 06 yếu tố tạo ra viral trong thông điệp & nội dung như: Social currency, Triggers, Emotion, Practical value, Public, Stories.

8, Explosive Growth: A Few Things I Learned While Growing To 100 Million Users – And Losing $78 Million, 4/5 điểm
Cuốn này viết theo kiểu 101 things… nhưng khá thẳng thắn và nêu trực tiếp các cách tiếp cận mà product onwer cũng như business founder cần làm để có thể growth (sản phẩm và business)

9, Dear Founder: Letters of Advice for Anyone Who Leads, Manages, or Wants to Start a Business, 3/5 điểm
Đọc hơi buồn ngủ vì bố cục sách bao gồm những lá thư mà tác giả viết cho giới start-up, cụ thể là founders. Có thể do mình làm business 10 năm rồi nên nội dung không còn hấp dẫn nữa, tuy nhiên có một số letters khá hay, ví dụ như khi bạn phải sa thải nhân viên đầu tiên của bạn, khi performance của những ‘công thần’ trong công ty không còn tốt nữa..v.v…

10, Steal Like an Artist: 10 Things Nobody Told You About Being Creative, 4/5 điểm
Đọc cho vui, sách chủ yếu là inspire những bạn muốn bước vào nghề design. Lời khuyên thì cũng không có gì mới, với UI/UX thì vẫn là: làm side project, copy work rồi dần dần chuyển thành style của riêng mình.

11, Grow Your Digital Agency, 4/5 điểm
Sách ngắn, khoảng 160 pages, nhưng phù hợp với mình, vì làm agency 10 năm rồi mình rất hiểu và thấy sách này như mô tả lại chính mình vậy.

12, Just Enough Research, 3/5 điểm
Đọc lại cho vui, cũng không có gì to tát, nội dung chủ yếu hướng người đọc hiểu rõ business và context trước khi đâm đầu vào làm UX research. Ngoài ra chỉ nên chọn các phương pháp research phù hợp với budget và khả năng của mình.

13, Essentials Of Mobile Design, 2/5 điểm
Sách cũ và vẫn là style của Smashing, viết không sâu và không có gì mới. Nói chung là chán 😀

14, How to Build a Billion Dollar App, 4/5 điểm
Cuốn này đọc 02 năm mới xong, vì nó dày quá. Nhìn chung là viết rất chi tiết dành cho người làm sản phẩm, start-up, từ lúc lên ý tưởng, validate ý tưởng, raise fund, growth hack, cho tới lúc vận hành app với hàng triệu users.

15, Meaningful Mobile Typography, 4/5 điểm
Sách cũ mèm, nhưng đọc lại thấy hay vì nhiều kiến thức vẫn áp dụng tới bây giờ.

16, Mobile User Experience: Patterns to Make Sense of It All, 2/5 điểm
Đây là cuốn sách cũ, và nội dung cũng lan man. Sách nói nhiều về mobile user flow nhưng không có nhiều chia sẻ về mobile UX. 12 patterns dành cho mobile trong sách cũng đã phần nào lỗi thời.

17, The new rules of coffee: a modern guide for everyone, 4/5 điểm
Mình mua cuốn này khi thấy nó nằm chỏng chơ trên kệ sách ngoại văn của nhà sách Phương Nam. Sách in đẹp, mà chắc dân Việt Nam mình vẫn chưa quan tâm. Ít ai để ý nhóm tác giả chính là từ trang sprudge.com, một trang web có rất nhiều bài blog hay về cà phê. Cuốn này mình đánh giá cao dù kiến thức không có gì mới, nhưng cách viết vô cùng gần gũi với những người không làm trong ngành cà phê. Chúng ta cần nhiều cuốn sách như thế này để dần dần phổ biến văn hóa cà phê rộng rãi hơn nữa.

18, Sway: The Irresistible Pull of Irrational Behavior, 4/5 điểm
Sách hay, và ở Việt Nam có rất nhièu người đã đọc, nhất là hồi 2004-2005 nhiều người recommend nhưng năm qua mình mới đọc nó. 😀 Ý tưởng cũng có phần liên quan tới não trái và não phải cũng như philosophy background của từng dân tộc.

19, The Guide to UX Leadership, 3/5 điểm
Không có gì mới, vay mượn từ Agile nhiều.

20, Designing Ux: Forms: Create Forms That Don’t Drive Your Users Crazy, 5/5 điểm
Đây là cuốn sách mình thích nhất trong năm 2020. Một cuốn hiếm hoi của hãng Sitepoint viết chi tiết về kiến thức và giàu tính thực hành, highly recommend cho các bạn UI/UX nên đọc 1-2 lần.

21, Notes on a Nervous Planet, 2/5 điểm
Cuốn này bình thường… phù hợp với những bạn trẻ đang thiếu định hướng và bị cuốn theo thế giới ảo thôi.

22, How to Hug A Porcupine: Easy Ways to Love the Difficult People in Your Life 4/5 điểm
Đọc xong mới thấy xung quanh mình ai cũng có thể là nhím xù lông 😀

23, The Little Book of Sloth Philosophy, 3/5 điểm
Hay, đơn giản và phù hợp với người lười + thích cà phê + thích ngủ ngày như mình.

24, The Last Lecture, 3/5 điểm
Sách này mình đọc theo phong trào trên LinkedIn =)) Thực ra thì những sách như thế này trong 2 năm qua khá nhiều, đa phần giống cuốn ‘when breath becomes air’ nên mình đọc trong 2 ngày là xong. Good to know, not a must read.

25, Lean UX: Applying Lean Principles to Improve User Experience, 5/5 điểm
UX thì có từ lâu, nhưng đưa Lean vào UX như thế nào thì không có nhiều sách đề cập đến. Lean UX có vẻ yêu cầu cao hơn cả Sprint design idea của Google khi mà cả team cần ngồi design với nhau và trình độ cũng cần phải đồng đều nhau. Mình thích ý tưởng Design IQ của sách này.

26, Man’s Search for Meaning, 5/5 điểm
Sách cũ, nhưng vẫn tái bản hoài. Mình mượn của quán Sonder coffee và đọc trong 1 tuần. Sách này nên đọc chậm và từ đó thấu hiểu chính mình. Bối cảnh của tác giả là WWII, cũng giống cuốn ‘The boy in striped pyjamas’ mà mình đọc cách đây 6 năm nên mình không bất ngờ với cốt truyện mà phần nhiều tập trung vào việc khai thác tâm lý của người tù nhân.

27, Lagom: Not Too Little, Not Too Much, Just Right: The Swedish Guide to Creating Balance in Your Life 5/5 điểm
Sách này nói về cuộc sống Bắc Âu nhưng lại phù hợp với bối cảnh thế hệ 9x, 8x ở Việt Nam, nghĩa là sống sao cho mọi thứ vừa đủ. Mình đánh giá cao sách này, chắc nó phù hợp với tuổi 39 của mình 😀

28, Lean Customer Development: Building Products Your Customers Will Buy , 5/5 điểm
Nằm trong bộ sách Lean UX, Lean Customer tập trung vào khai thác khía cạnh validation idea với end customer trước khi xây dựng demo hoặc MVP cho sản phẩm. Sách rất phù hợp với các bạn làm UI/UX hiện nay ở Việt Nam, tuy nhiên, kỹ năng cốt lõi vẫn là interview và talking to human (điều khó có thể giỏi khi bạn còn trẻ).

29, Microcopy: Discover How Tiny Bits of Text Make Tasty Apps and Websites, 5/5 điểm
Cuốn sách ngắn gọn nhưng súc tích, đưa ra các guidelines cho việc xây dựng câu từ trên mobile app và website. Bạn có thể đọc nó trong 1 ngày và áp dụng luôn thông qua checklist, và vì thế tính áp dụng rất cao.

30, The Atlas of Happiness, 3/5 điểm
Bình thường, đọc cho vui 😀

31, Sisu: The Finnish Art of Courage, 4/5 điểm
Điều mình thích ở cuốn sách này chính là lòng dũng cảm. Nó giống chút gì đó của người Việt Nam ngày xưa, thiếu thốn và khó khăn… nhưng khác biệt là với họ thì họ đã chuyển hóa nó thành một tính cách văn hóa còn mình thì không.

32, I Want to be Confident: Living, Working and Communicating with Confidence, 2/5 điểm
Nếu bạn đã trải nghiệm nhiều rồi thì cuốn này hơi thừa. Đọc cho vui, phù hợp với các cháu sinh viên hơn.

33, The Mom Test: How to talk to customers & learn if your business is a good idea when everyone is lying to you, 4/5 điểm
‘The mom test’ là một hiện tượng của 2019, và cuối 2020 mình mới đọc. Tuy nhiên thì nội dung chỉ dừng lại ở việc: bạn nên validate idea của mình với những người thực sự là targeted customer thay vì chỉ đi hỏi người thân của mình. Để mở rộng hơn thì cuốn ‘Lean Customer Development’ (mình có nhắc đến ở trên) lại mà một mảnh ghép hoàn hảo 🙂

34, The Little Book of Hygge: The Danish Way to Live Well
Loanh quanh chỉ là đốt nến và chill, đọc sách và uống rượu vang nữa.

35, F#ck Content Marketing: Focus on Content Experience to Drive Demand, Revenue & Relationships, 3.5/5 điểm
Đây là một cuốn sách với ý tưởng mới về trải nghiệm, nôm na là context experience. Trước khi người dùng thao tác với website hay mobile app của bạn, họ phải tiếp cận với nội dung trước như nội dung quảng cáo, nội dung marketing, nội dung lúc onboarding, v.v… Và để làm tốt thì có thể tham khảo CEP (Content Experience Platform) cũng như một số chiến lược trong sách.

36, The Best Interface Is No Interface: The Simple Path to Brilliant Technology, 5/5 điểm
Đọc lại cho vui 🙂 nhưng bạn có thể ghi nhớ về sự khác biệt giữa physical vs digital experience. Cuốn sách này có liên tưởng tới mấy cuốn khác như ‘Don’t make me think’, ‘Design for everyday life’.

37, Paranormality: Why We See What Isn’t There, 5/5 điểm
Sách của Wiseman bao giờ cũng hài hước nhưng đầy logic. Cuốn này cũng vậy, ông giải thích các hiện tượng kỳ bí và ma quái trên góc nhìn khoa học, cụ thể hơn là tâm lý học, nhận thức thị giác, cũng như các nguyên lý của ảo giác, nguyên lý xử lý thông tin của não bộ.

38, The Art Of Creative Thinking, 3/5 điểm
Đọc cho vui, vì mấy sách kiểu này mình đọc nhiều rồi, nội dung chủ yếu là inspire người đọc suy nghĩ sáng tạo, phá cách.

39, The Infinite Game, 3/5 điểm
Hết sức bình thường. Simon Snek càng ngày viết càng lộ ra sự lan man trong khi idea chính của cuốn sách không có gì nhiều. Phong cách viết ngày càng giống Malcom Gladwell, chuyên đi tổng hợp các bài báo và bài nghiên cứu rồi đưa ra nhận định, xuyên suốt cuốn sách cứ lặp đi lặp lại.

40, The Customer of the Future: 10 Guiding Principles for Winning Tomorrow’s Business, 5/5 điểm
Sách khá hay và mình thích cách dẫn dắt của Morgan Blake. Trong thời buổi ở Việt Nam khi mà CX với UX nó cứ loạn cào cào lên thì cuốn sách này đưa ra những chỉ dẫn và giải thích dễ hiểu.

41, Emotions Explained with Buff Dudes: Owlturd Comix, 3/5 điểm
Đọc cho vui, yeah 😀

42, The Little Book of Kindness, 3/5 điểm
Sách này đơn giản, nhẹ nhàng, những lúc uống cà phê và muốn nhìn cuộc sống đơn giản hơn thì rất phù hợp để đọc cuốn này.

Ngoài ra còn khoảng 5-7 cuốn sách tiếng Việt mình đọc nữa, và các loại white paper không cần thiết phải nêu ra, đọc cho vui và không có gì đáng nói.

2020 Netflix series by Binh Truong 😀

1, Prision playbook, 4/5 điểm
Cả serie film chỉ toàn cảnh trong tù nhưng lồng ghép nhiều chuyện hài hước và cũng nhiều triết lý sống. ‘Nếu không nhìn qua lăng kính của người khác, thì hạnh phúc trở nên đơn giản hơn rất nhiều’.

2, Familiar wife , 4/5 điểm
Cách dựng truyện không mới, nhưng mình thích ý nghĩa của nó. Cuộc sống dù tua nhanh hay chậm lại, dù có thay đổi các lựa chọn của mình thì sau cùng, mình vẫn là nguyên nhân và kết quả của tất cả mọi thứ.

3, Inside Bill’s Brain: Decoding Bill Gates, 5/5 điểm
Lần đầu nghe Bill Gates nói nhiều về mình trong film tài liệu, mình thích, có lẽ do thích Gates từ hồi năm 2000 và đọc nhiều sách của ông ý hồi đó như ‘The speed of thought’, ‘The road ahead’, v.v…

4, Abstract: The Art of design, 5/5 điểm
Film này mọi người bảo phải xem lâu rồi, năm nay mình mới xem, và nó hay thật 🙂

5, Milimalism, 3/5 điểm
Xem cho biết 😀 còn làm theo thì chắc mình không phù hợp.

2018 Reading notes

2018 là một năm…lười đọc kinh khủng 😦 Một phần là do mình hoàn toàn tập trung vào việc phát triển kinh doanh cũng như đầu tư thời gian làm nội dung cho các lĩnh vực khác nên so với các năm trước, “sức” đọc của bản thân chỉ bằng một nửa. Rất nhiều quyển sách được đọc trên máy bay và trong phòng chờ sân bay, tranh thủ lúc chuyến bay bị trễ. Mặc dù vậy, năm 2018 là năm tôi tập trung đọc sâu hơn về chủ đề “human engagement” nhiều hơn với mong muốn hiểu về con người hơn, và từ đó hỗ trợ sale, product design tốt hơn. Dưới đây là danh sách và những ghi chú để bạn tiện tham khảo, hy vọng nó sẽ giúp bạn phần nào 😉

1/ The Future UI/UX: From The Ground Up

Thang điểm: 5/10

Đánh giá: không nhiều ý tưởng mới, đa phần là những pursuasive techniques mà mình đã biết, phạm vi mà tác giả muốn nhắm tới thì rộng nhưng nội dung lại không đủ sâu để nêu hết các vấn đề đặt ra.

2/ Making It Right: Product Management for a Startup World

Thang điểm: 8/10

Nhận xét: Sách tập trung vào qui trình và hướng dẫn cho việc phát triển sản phẩm. Từ khâu thẩm định ý tưởng, cho đến khảo sát thị trường, đối thủ, khách hàng và tính khả thi của sản phẩm. Sách viết chi tiết và phù hợp với các bạn product manager, theo mình là “must read”.

3/ Practical Empathy: For Collaboration and Creativity in Your Work

Thang điểm: 8/10

Nhận xét: Đây là cuốn sách khá hiếm hoi viết về chủ đề thấu hiểu và đồng cảm: “empathy”. Yếu tố này tưởng như chỉ được đề cập đến trong tâm lý học hiện đại hoặc nghệ thuật lãnh đạo, tuy nhiên ngày nay “empathy” đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiểu khách hàng, hiểu người dùng, hiểu nhân viên, hiểu đồng nghiệp..v.v.. Các dự án UX ngày nay, trước khi bắt tay vào làm việc cụ thể thì có thêm khâu “organization empathy” nhằm giúp đội dự án hiểu về tổ chức cũng như cân bằng được nhu cầu của chủ đầu tư, của người dùng cuối và các thành phần liên quan. Đây là yếu tố quan trọng giúp dự án đi đến thành công.

4/ The Best Interface Is No Interface: The Simple Path to Brilliant Technology

Thang điểm: 7/10

Sách về thiết kế giao diện (UI interface) và những góc nhìn về usability, physical step vs digital step, v.v.. Với foreword bởi Don Norman, nó rất đáng để các bạn làm UI tham khảo, nhìn vào thực tế sử dụng và xu hướng simplify, rồi qua đó nhìn lại cách thức giao tiếp của mình với người dùng thông qua UI. Bởi vì, UI is communication.

5/ Buyer Personas

Thang điểm: 7.5/10

Thông thường, khi mới học và làm về UX design hoặc UCD (User centered design) thì chúng ta hay nói về personas. Nôm na theo nhiều người hiểu “tạm” rằng, personas là xây dựng mô hình hoá hồ sơ của người dùng trong hệ thống. Thực tế thì không phải vậy, và rất nhiều bạn mắc sai lầm khi học về personas. Các bạn thường bỏ quên một yếu tố quan trọng, đó là “context” (tạm dịch là ngữ cảnh). Trong từng context khác nhau, personas sẽ khác nhau. Trong eCommerce hoặc marketing, sẽ là buyer personas, trong game, sẽ là player personas, vv… và bạn phải đi sâu vào từng context đó để có những cách khai thác thông tin (insights) phù hợp.

6/ Unlocking Secrets: How to get people to tell you everything

Thang điểm: 9/10

Tôi đọc sách này để trả lời câu hỏi: “Làm sao để có được đúng thông tin từ người dùng khi mình phỏng vấn họ?”. Thực ra các kỹ thuật trong sách không có nhiều cái mới. Để hiểu về “secrets” của người khác, về cơ bản, bạn vẫn cần dựa trên các kỹ thuật “empathy” và “sympathy” nhưng sẽ cần điều chỉnh ở các góc độ khác nhau, tần suất, bối cảnh khác nhau tuỳ vào độ tuổi, giới tính, xuất thân của đối tượng. Sách có đưa ra mô hình READ (Research, Engage, Access, Divert) khá đơn giản và dễ áp dụng, ngoài ra, emotional linking, syncher để tiếp cận và khai thác thông tin bài bản. Sách cũng phân loại, định nghĩa các loại “secrect” khác nhau của những độ tuổi, đối tượng khác nhau cũng như cách “push” & “pull” trong quá trình tiếp cận “emotional” của “secret keeper” 🙂 Recommend cho các bạn làm user research, hoặc làm HR, Director 😉

7/ Models – Attract Women Through Honesty – Mark Manson

Thang điểm 7/10

Đây là cuốn sách về “dating” 😀 Tôi đọc nó với một tò mò khi tìm hiểu về “woman / girl thinking, attention…” và nó là một trong những cuốn cần đọc trong quá trình học về human mind, human interest. Sách không dành cho đối tượng gay / les, mà chỉ tập trung vào women. Mặc dù tác giả viết sách này dành cho đàn ông học cách kết nối với phụ nữ (ở dây là Western women nói riêng) nhưng những phân tích tâm lý, các cách thức kết nối và đạt được sự đồng cảm đều là những nghiên cứu thú vị. Suy cho cùng, honesty (tạm dịch là chân thành) nhưng tôn trọng vẫn là những chìa khoá để kết nối con người với nhau. Nếu khách hàng của bạn là nữ giới, hoặc nếu bạn phải thiết kế sản phẩm, dịch vụ dành cho nữ giới, bạn nên đọc quyển này.

8/ Enchanted

Thang điểm 9/10

Cá nhân mình thích cuốn sách này, và đọc với tâm lý khá thích thú. Thực ra mình đọc lần 1 hồi 2014, sau đó bỏ dở và năm nay mới đọc hết một cách say sưa. Sách viết đơn giản, dễ hiểu và mục đích của sách là giúp người đọc hiểu được các bước để gắn kết với một ai đó thông qua con người, sản phẩm, dịch vụ. “Enchanted” dịch ra là mê hoặc, cuốn hút và nó được tác giả lấy làm tựa đề cho cuốn sách, khuyến khích các công ty, những người làm start-up nên đọc để xây dựng muốn quan hệ, gắn bó lâu dài với khách hàng của mình. Trong thế giới ngày nay, khi “inspiration” ngày càng trở nên quan trọng hơn “manipulation”, khi CX (Customer experience) và BX (Brand experience) dần bao trùm, phủ lên UX thì đây là cuốn sách bạn nên đọc, ít nhất 02 lần 🙂

9/ Damn Good Advice (For People with Talent!)

Thang điểm 9/10

Mình đọc cuốn sách này 2 lần trong năm 2018. Lần 01 là vào tháng 05, khi mới mua nó ở Bangkok, và lần 02 là tháng 12, trong những ngày cuối tuần. Đúng như một người bạn từng nói, sách dạng này thì lâu lâu mở ra đọc lại, để ngẫm nghĩ, và lên dây cót tinh thần. Sách này thì rất nổi tiếng, ai làm digital Ads, marketing đều biết, đặc biệt tác giả là George Lois, một trong những người nổi tiếng trong ngành creative advertising. Nội dung sách tập trung vào sự sáng tạo, cách tuy đổi mới, cách thức làm việc với khách hàng và không thoả hiệp với chất lượng thấp. Vì mình làm agency nên có rất nhiều điểm mình đã trải nghiệm trong hơn 10 năm qua, có lẽ phần nào nó khiến mình đánh giá cao cuốn sách này hơn.

10/ Smashing – Form Design Patterns by Adam Silver

Thang điểm: 3/10

Đây là cuốn sách “tệ” nhất mà Smashing từng xuất bản. Sách được ra mắt vào quí 3, năm 2018 với chủ đề quen thuộc “Form design pattern”. Nói về form design thì đúng là không mới, nhưng thiết kế form (biểu mẫu), ví dụ như form đặt vé máy bay, form đăng ký học sinh sinh viên, form điền thông tin bệnh nhân mới ở bệnh viện,.v.v.. luôn là vấn đề khó khăn đối với người thiết kế lẫn người sử dụng hệ thống. Đặc biệt là với các phần mềm nghiệp vụ (enterprise software) khi một biểu mẫu có quá nhiều thông tin cần điền (complex form fields) thì những thiết kế mẫu là cần thiết. Trái với kỳ vọng của tôi, sách được viết rất…sơ sài. Bên cạnh những bình luận về form, sách còn thêm vào các đoạn mã HTML / CSS không cần thiết (bởi nó cũng sơ sài không kém) và lại thiếu đi những pattern (thiết kế mẫu) mà người đọc tìm kiếm. Khi bạn đọc một sách về pattern design, điều bạn cần nhất có lẽ là: case study thực tiễn, vấn đề gặp phải và các thiết kế mẫu đi kèm giải pháp. Bạn sẽ không thấy những điều đó ở cuốn sách này.

11/ 100 Midcentury Chairs – And Their Stories

Thang điểm: 5/10

Tôi đọc cuốn sách này hoàn toàn trong lúc ngồi chờ những chuyến bay. Sách viết thì hơi chán vì mô tuýp lặp đi lặp lại, đi qua từng năm tháng, giới thiệu từng mẫu ghế ngồi, và cách thức thiết kế của những chiếc ghế. Mặc dù vậy, đây vẫn là quyển sách thú vị nếu bạn đã một lần phải đi mua ghế. Bạn sẽ hiểu được lịch sử của những chiếc ghế Tolix, Hanging egg, Eiffel chair..v.v.. cũng như cách tiếp cận khác nhau của nhà thiết kế. Có một điểm đáng lưu ý là những chiếc ghế nổi tiếng thường được sáng tạo và làm ra tại Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển… Nơi mà thiết kế nội thất rất phát triển trong những thập niên vừa qua. Bạn có thể xem thêm review chi tiết của tôi tại đây. Nhìn chung, nếu bạn thích tìm hiểu về văn hoá, nạp thêm chút vitamin cho mình và tích luỹ thêm kiến thức, tư duy phong phú từ lĩnh vực thiết kế khác, thì đây là cuốn sách không thể bỏ qua.

We have an intimate connection with chairs. They surround our bodies, they receive our imprint, they leave memories and are often passed down from family member to family member. No wonder chairs can bring out the best and worst in people. – excerpt from 100 Midcentury chairs

12/ Build Better Products A Modern Approach to Building Successful User-Centered Products.

Thang điểm: 8/10

Đây là cuốn có thể song hành cùng quyển sách “Making it right” mà tôi đã nhắc đến ở trên. Mặc dù cùng viết về “product development” nhưng cuốn sách “Build better product” tập trung vào kỹ thuật thiết kế sản phẩm nhiều hơn thay vì tập trung vào định hướng kinh doanh và ra mắt sản phẩm như “Making it right”. Sách gồm 6 phần, đi từ thiết lập mục tiêu, khảo sát, thiết kế sản phẩm, test sản phẩm, đo đạc các thông số khi sản phẩm đi vào vận hành, và cải tiến. Từng chương sách được viết rất chi tiết, đủ để giúp bạn nắm vững các việc cần làm trong nghề product design.

Bonus – Những quyển sách về cà phê, giải trí

13/ The coffee dictionary

Chấm điểm: 5/10 – trung bình

Quyển này đọc khá… chán, và nói thật, nếu tự viết, mình cũng có thể viết xong trong 2-3 tuần. Nội dung sách không có gì nhiều ngoài việc liệt kê các khái niệm của cà phê từ A-Z, rồi bổ sung các định nghĩa cho nó. Đối tượng phù hợp của cuốn sách này là những người làm trong ngành cà phê nhưng mới vào nghề. Nó không phù hợp với người làm cà phê chuyên nghiệp hoặc người không biết về cà phê bởi cách tiếp cận nội dung là không rõ ràng. Tiêu đề là “từ điển” nhưng khá sơ sài, nếu bạn định mua thì có lẽ nên dừng lại.

14/ Craft Coffee – A Manual

Thang điểm: 8/10

Trái ngược với cuốn Coffee Dictionary, cuốn Craft Coffee này hay tuyệt. Bỏ qua phần rườm ra hướng dẫn pha chế thủ công với những dụng cụ cà phê manual brew, một mô tuýp mà sách cà phê nào cũng sử dụng thì phần sơ chế, gieo trồng cũng như phân tích về chất lượng cà phê, độ cao, bảo quản, chiết suất…v.v.. lại rất chi tiết và chuẩn mực. Tác giả viết rất cẩn thận và dễ hiểu, và đảm bảo rằng, khi bạn đọc xong, nhiều kiến thức sẽ “vỡ toang”. Cá nhân mình thích cuốn này kinh khủng :D, vì nó giải đáp được rất nhiều thắc mắc về cà phê mà mình đã tự hỏi, đã trăn trở trong suốt 05 năm qua.

15/ Kyoto Cafe

Kyoto Cafe Book-500x500

Đây là sách du lịch, đơn giản, nhẹ nhàng. Ưu điểm của cuốn sách là có nội dung bằng tiếng Anh 😀 và người chụp thì chụp rất đẹp, sử dụng ton màu “deep color” mà mình ưa thích, nó rất phù hợp với “màu của Nhật Bản” trong con mắt của mình. Chỉ đáng tiếc là mình không được đọc nó trước khi đến Kyoto năm nay, nhưng không sao, đó sẽ là lý do để mình quay lại.

16/ Happiness Is . . . 200 Things I Love About Dad

Chấm điểm: 7/10

Đây là dạng sách doodle, short script nhưng lại rất dễ hiểu, truyền cảm hứng. Mình đọc cuốn sách này vào đầu năm 2018, trong thời điểm mà mình stress nhất với các mối quan hệ trong công việc. Nó như một liều thuốc an thần, giúp mình tĩnh tâm lại và cảm thấy yêu đời hơn. Trong cuộc sống, đôi khi đơn giản chỉ là thu mình lại, nhìn qua lăng kính khác, trân trọng những hạnh phúc giản đơn, để rồi thấy mình vẫn còn có nhiều điều trân quý.

17/ 101 Quick and Easy Secrets to Create Winning Photographs

Điểm: 6/10

Sách đơn giản, tổng hợp lại các tips về phơi sáng, và quan trọng nhất là bố cục cơ bản. Mình đọc quyển này vì dạo này bị chê là chụp xấu, lấy góc ẩu :))) thôi thì ôn lại kiến thức cho ảnh nó bớt xiêu vẹo. Năm 2019 sẽ đọc nhiều hơn và nghiêm túc hơn về bố cục (composition), xa gần, vanishing points, converging verticals…Nói chung, cái gì muốn tử tế thì đều phải có sự đầu tư nghiêm túc, đặc biệt là ảnh 🙂 Tác giả viết rất đơn giản, dễ hiểu và không lạm dụng những ngôn từ kỹ thuật của ngành.

Converging verticals don’t bother us when we are walking along a street, due to the close cooperation between our sense of balance and our visual perception. However, things look different when we view converging verticals in two-dimensional images, as our brain immediately signals that something is wrong. – Mượn lời từ Architect photography book

2018 khép lại với bấy nhiêu cuốn sách, hy vọng rằng qua phần tổng hợp này, bạn sẽ tìm thấy đâu đó một vài lựa chọn phù hợp cho bản thân mình. Vẫn còn nhiều cuốn sách khó mà mình đang đọc dở, chưa biết khi nào sẽ hoàn thành :D, ví dụ như “Why it’s art?”, “The science of coffee”, “5 Human types”, “HBR’s On Managing People”..v..v.. nhưng tin rằng, 2019 sẽ là năm mình đọc nhiều hơn nữa, trở lại với những trang sách nhiều hơn, là chính mình, là sống với một trong những đam mê lớn nhất của mình như 5-7 năm về trước.

Hà Nội, 31/12/2018

My 2017 Reading Challenges (updating…)

are_you_ready_for_the_2017_reading_challenge
Source: http://www.hannahbraime.com/2017-reading-challenge/

Tôi chỉ bắt đầu đọc nhiều từ năm 2010, sau khi thất bại với công ty start-up đầu tiên của mình với rất nhiều câu hỏi “tại sao?” và mình “sai ở đâu? thiếu sót ở đâu?”.v.v.. Trước đó thì lác đác, đọc theo cảm hứng, không theo chủ đề hay mục tiêu (kế hoạch) nào cả. Từ đó đến nay chắc cũng đọc được khoảng hơn 100 cuốn sách các loại nhưng chưa năm nào tự tạo “challenge” cho mình từ đầu năm. Okay! vậy thì 2017 sẽ là một năm như thế.

Không giống như những blogger khác, họ đặt mục tiêu theo tuần, hoặc theo số lượng 24-54 cuốn sách cho năm 2017 (khoảng 1 cuốn / 1 tuần), tôi không có nhiều thời gian đến vậy. Phần lớn sẽ là giờ nghỉ trưa, lúc ngồi trông em bé ngủ sau 9 giờ tối… hoặc đôi lúc rảnh rỗi cuối tuần. Vi thế, mục tiêu sẽ vô cùng đơn giản (nhưng vẫn tốt hơn là không có): 1 cuốn sách / tháng, min=12 và max=12+++ và những gì tôi đọc sẽ đều tập trung review vào 1 blog để tiện theo dõi, cập nhật.

Đọc là quan trọng, nhưng suy ngẫm và áp dụng sau khi đọc còn quan trọng hơn, do đó, số lượng không phải là yếu tố quyết định 🙂

Reading, after a certain age, diverts the mind too much from its creative pursuits. Any man who reads too much and uses his own brain too little falls into lazy habits of thinking.

Dưới đây sẽ là những review ngắn gọn của những cuốn sách tôi đã hoàn thành (đã đọc xong) năm 2017.

Happy reading!

1/ Zero To One (tác giả: Peter Thiel)

Nguồn ảnh: amazon.com
Nguồn ảnh: amazon.com

Đây là cuốn được tổng hợp qua việc ghi chép lại bài giảng của 1 sinh viên trong lớp học về start-up của Peter Thiel, rồi sau đó biên tập, rút gọn thành sách. Nội dung không có gì phức tạp, nhưng bây lâu nay không ai nói tới: Độc quyền hay cạnh tranh. Để start-up thành công, họ phải “độc quyền” / hoặc “độc đáo” trong một lĩnh vực, một mảng thị trường, một phân khúc khách hàng nào đó. Từ khoá là “monopoly“. Nếu không làm được điều này, phần lớn các start-up sẽ chỉ đi theo con đường trở thành một công ty tham gia thị trường có sẵn và đứng vào hàng ngũ những cá thể cạnh tranh lẫn nhau (hay gọi là “competition“) cho tới khi diệt vong (do lợi nhuận từ market share không đủ duy trì công ty).

Cả cuốn sách chỉ có vậy, nói về những điều đơn giản nhưng 80% start-up đã sai ngay từ bước đầu tiên. Cuốn sách còn đưa ra 7 câu hỏi mà qua đó bạn có thể tự nghiền ngẫm rồi đánh giá 1 công ty xem công ty đó đang ở giai đoạn nào, còn thiếu cái gì để trở nên thành công. Tôi ước rằng mình có thể biết những điều này vào giai đoạn 2008-2009 khi mà tôi mới chập chững đi “mở công ty”. Sách phù hợp cho mọi người. Từ quản lý tới nhân viên, hay những người mong muốn khởi nghiệp cho riêng mình.

2/ It’s Not How Good You Are, It’s How Good You Want to Be (tác giả: Paul Arden)

00_its-not-how-good-you-are
Nguồn ảnh: Amazon.com

Ngay sau khi đặt chân đến Geneva, Thuỵ Sĩ vào tháng 12 năm ngoái, việc đầu tiên tôi làm là “phi” vào hiệu sách Payot Genève Cornavin (ở ga tàu) để chọn mua sách. Giữa bạt ngàn sách tiếng Pháp thì tôi tìm thấy cuốn sách này nằm khiêm tốn ở 1 kệ sách tiếng Anh, và với tác giả Paul Arden, tôi không ngần ngại mà mua luôn. Tuy nhiên, phải đến khi đi công tác HCM 5 tuần sau đó tôi mới đọc trên chuyến bay và say sưa cho tới khi máy bay hạ cánh. Sách của một người đứng đầu ngành quảng cáo, do đó vô cùng sáng tạo. Nếu ai đã từng đọc cuốn “Nghĩ ngược lại, và làm khác đi” của Paul, đã được dịch ra tiếng Việt, thì sẽ thấy ông luôn có những tư duy táo bạo. Paul khuyến khích con người cố gắng vượt ra khỏi những rào cản tư duy, bứt phá và tìm tòi sáng tạo không ngừng.

Giải pháp luôn có ở đâu đó, chỉ là bạn có chịu thay đổi cách suy nghĩ cũng như cách hành động hay không mà thôi. Trường học không phải là con đường duy nhất để thành công, đó là nơi mà “memorial game” dành chiến thắng và mọi người phải đi theo một mô tuýp sẵn có. Bí quyết nằm ở chỗ thả tự do trong suy nghĩ nhưng luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, bạn sẽ tìm ra hướng đi. Sách nhỏ gọn, có thể đọc trong 1-2 giờ đồng hồ, nhưng nội dung của nó sẽ giúp bạn: chăm sóc khách hàng tốt hơn, tư duy cởi mở và sáng tạo hơn.

3/ Giấc mơ Mỹ, đường đến Stanford (tác giả: Huyền chíp)

Nguồn ảnh: Tiki.vn
Nguồn ảnh: Tiki.vn

Tôi chưa đọc hết 2 cuốn “Xách ba lô lên và đi” (tập 1, 2) nhưng cá nhân tôi thích những người giỏi. Mà trong con mắt tôi thì Huyền chip giỏi. Đơn giản là vì một người có thể làm đc nhiều điều mà người khác không làm được (dù có cố gắng) thì người đó đáng để tôn trọng. Khác với 2 quyển sách viết về đề tài đi phượt, cuốn sách thứ 3 của Huyền chip mang tính tự sự / bút ký nhiều hơn. Nội dung chủ yếu nói về cuộc sống ở Stanford, sự trưởng thành trong suy nghĩ và khả năng thích nghi với văn hoá Mỹ. Đi phượt khi còn trẻ cũng tốt, đi học cũng tốt, nhưng quan trọng hơn cả là bạn có thể đặt cho mình mục tiêu trong cuộc sống, tìm kiếm niềm đam mê và phấn đấu để thành công. Đó là tất cả những gì người trẻ cần. Sách phù hợp cho các bạn trẻ 15-25 tuổi ở Việt Nam, vì phần lớn các bạn thiếu định hướng (giống như mình ngày xưa) và chưa biết mình muốn gì.

4/ One plus one equals three: a master class of creative thinking (tác giả: Dave Trott)

Nguồn ảnh: Amazon.com
Nguồn ảnh: amazon.com

Done. Review to come…

5/ Evolutionology: The Power Of Knowing How People Work: Your Life, Instinct, & Emotional Intelligence (A Practical Guide) (tác giả: Arnie Benn)

3_evolutionology
Nguồn ảnh: amazon.com

Done. Review to come…

6/ Mẹ Sẽ Không Để Con Ở Lại (tác giả: Dương Thanh Nga)

4_me-se-khong-de-con-o-lai
Nguồn ảnh: Tiki.vn

Đây không phải cuốn sách “dạy làm cha mẹ”. Đây cũng không phải cuốn sách chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy con. Đây là một cuốn sách khuyến khích những ông bố, bà mẹ trẻ hãy “chịu khó” đưa con đi du lịch ngay cả khi con còn nhỏ. Quan điểm này không mới, nhưng ở Việt Nam ít người quan tâm tới nó. Một phần vì người ta “ngại” đi đâu xa với trẻ em vì có quá nhiều thứ phải lo lắng, chuẩn bị, lích kích mang theo… Phần là vì ở Việt Nam, ông bà, cô dì chú bác.. hay “can thiệp” vào quá trình nuôi dạy trẻ và không muốn cho em bé phải tham gia những chặng đường dài, những lần di chuyển xa xôi. Vậy đó, nếu bạn thuộc tuýp người giống như tác giả, thích đi du lịch cùng con, thích mang con đi khắp nơi với mình thì nên đọc cuốn sách này.

Với cá nhân tôi, quyển sách này ra đời hơi… muộn. Vì tại thời điểm này, em bé 13 tháng tuổi của tôi đã đi du lịch 3 lần ở HCM, Đà Nẵng và Singapore. Giá như tôi có thể đọc sách này 1 năm trước, nó sẽ có ích hơn. Bây giờ thì cuốn sách này mang tính chất cổ vũ mà thôi. Nếu bạn chưa bao giờ mang con đi du lịch, bạn nên đọc để thấy vững tin hơn. Ngược lại, bạn có thể đọc “lướt” trong 1 ngày để lấy thêm cảm hứng. Sách viết về hành trình đi xuyên nước Mỹ , Trung Quốc, Romania, Myanmar.v.v.. của vợ chồng tác giả và em bé từ khi bé mới 7 tuần tuổi cho tới lúc hơn 2 tuổi. Có nhiều kinh nghiệm đi chơi với trẻ được chia sẻ (mà bản thân tôi cũng đã từng trải qua), tuy nghiên phần lớn nội dung của cuốn sách bị lan man miêu tả phong cảnh, lịch sử đó đây khiến cho các đoạn văn hơi rườm ra và xa rời chủ đề chính. Anyway, người Việt vẫn cần nhiều đầu sách như thế này trong tương lai gần.

7/ Why we work – (tác giả: Barry Schwartz)

07-why-we-work
Nguồn ảnh: TED

Done. Review to come…

8/ Start With Why – (tác giả: Simon Sinek)

08-startwithwhy
Nguồn ảnh: Google book

Done. Review to come…

9/ To Pixar and Beyond – (tác giả: Lawrence Levy)

1416891791
Nguồn ảnh: Amazon

100% completed…

10/ Coffee. From bean to the perfect brew – (tác giả: Jason Scheltus)

100% completed…

11/ Design for Use, 2nd Edition – (tác giả: Lukas Mathis)

10% Reading…

12/ When breath becomes air – (tác giả: Jason Scheltus)

images

100% Completed…

13/ Lời Tự Thú Của Ông Bố Tuyệt Vời Nhất Thế Giới – (tác giả: Dave Engledow)

100% Completed…

Còn nữa…

Review “Làm Bạn Với Hình Làm Tình Với Chữ”

Capture

Đọc xong cuốn này trong vòng 1 tuần sau khi mua, cảm nhận ban đầu là sách khá độc đáo bởi có lẽ chưa có cuốn sách tiếng Việt nào trên thị trường nói về vấn đề này.

Copywritter luôn là một công việc mang tính “mù mờ” và không rõ ràng trong mắt người ngoại đạo. Khi nhìn vào quảng cáo, cá nhân tôi và có thể nhiều người khác chỉ nhìn vào mẫu quảng cáo tổng thể như Banner, TVC, Micro-site hay 1 đoạn clip phát trên truyền hình. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ thấy đằng sau mỗi chiến dịch (campaign) quảng cáo là cả một ê kíp làm việc ngày đêm với thời gian (deadline) ngắn ngủi.

Tính độc đáo và cá tính của cuốn sách thể hiện ngay ở tiêu đề có phần “mạnh bạo” của tác giả. Ngay cả tác giả và người vẽ tranh minh họa cũng không nêu tên thật trong suốt cuốn sách, chúng ta chỉ biết là “Bút chì” và “Đốc tờ ti”. Do đó cũng không dễ để nhận ra người viết là ai ngoài đời thực nếu bạn không làm trong ngành quảng cáo. Blog cá nhân của tác giả cũng không còn (butchitoru.wordpress.com) do đó người đọc có lẽ phải tự cảm nhận về tác giả thôi. Sự cá tính của nội dung thể hiện trong từng câu chữ, giàu vốn từ, giàu tính sáng tạo cũng như tạo hình, tạo liên tưởng chỉ bởi từ ngữ. Điều này tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu ai tìm hiểu về “less is more” mới thấy copywritter là nghề đầy thử thách như thế nào.

Cuốn sách không chỉ nói về “nghề copywritter” đơn thuần, mà nó còn như một cuốn cẩm nang (guidelines) cho người nào muốn tìm hiểu và đi theo con đường sự nghiệp quảng cáo sáng tạo. Có lẽ chính vì vậy mà cấu trúc thông tin (IA) của cuốn sách được bố trí như một giáo trình từ giới thiệu, cho tới các bước phát triển, thăng trầm của nghề copywritter. Từ khái niệm sáng tạo cho tới teamwork, khách hàng (expectation management) và tính kiên định.

Điều tôi thích ở tác giả, dù mạch văn không liền và đôi khi hơi rời rạc, đó là cảm nhận anh ấy là một copywritter không thỏa hiệp. Tại sao? Đơn giản bởi nếu bạn làm trong ngành quảng cáo, dù là Print-ad, TVC, Web design.v.v.. thì phần lớn thời gian bạn sẽ phải thỏa hiệp và thảo luận với khách hàng về giải pháp thiết kế, thông điệp, ý tưởng. Càng làm lâu, bạn sẽ càng phải đối mặt với việc kiếm tiền cho công ty với việc đưa ra sản phẩm đạt yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp của bạn. Nhiều bản thiết kế bạn cho là đẹp, nhưng khách hàng dẹp đi, và nhiều dự án bị áp đặt (bureaucracy mindset) bởi ý nghĩ, tư duy của khách hàng dù họ chẳng có tí chuyên môn nào cả. Đôi khi đó là sự tranh cãi với người đứng đầu (Marketing manager, Innovation manager/director) bởi quan niệm (concept) khác nhau, triết lý định hình khác nhau…. Tác giả nhiều lần nhắc tới việc không thỏa hiệp để không làm hỏng sản phẩm của mình.

Sau cùng, cuốn sách ngoài việc chia sẻ về nghề copywritter còn mang lại cho bạn những kinh nghiệm làm dự án trong ngành quảng cáo, kể cả online (digital marketing). Lối viết nhiều ẩn dụ, do vậy nếu bạn đã và đang làm trong ngành từ 1 đến 2 năm thì bạn sẽ “thấm” nhiều hơn nội dung của nó.