2021 mình không đọc nhiều như 2020 (hơn 50 cuốn sách) mà tập trung vào việc ở công ty cũng như việc học cao học và học một loạt các kỹ năng mới. Lý do rất đơn giản, Covid-19 là dịp mình ở nhà nhiều hơn, gần 9 tháng không đến văn phòng và chỉ làm việc ở nhà.
Vậy thì, 2021 mình đọc những gì? Sau đây là danh sách 16 cuốn sách mà chỉ vài cuốn trong đó mình thích:
Cuốn này mình rất thích. Mình mua sách này ở 1 hiệu sách trong thành phố HCM thông qua Instagram của họ và năm vừa rồi mới có thời gian ngồi đọc. Sách viết kiểu ký hoạ, đưa ra 101 gợi ý hoặc định nghĩa dành cho người theo học ngành thiết kế sản phẩm. Có nhiều cái mình biết rồi nhưng cũng nhiều phần giúp mình hệ thống hoá lại kiến thức. Sách được thiết kế đẹp và chất lượng giấy tốt (sách design nào cũng vậy 🙂 )
Xoá mù chữ với React Hooks với những useState, useEffect, useRef, useContext (Global context API),v.v… Dành cho bạn nào muốn hiểu sâu hơn về React và hooks.
Nhìn vào tựa đề cuốn sách và tên tác giả có thể khiến bạn tin rằng cuốn sách hay, nhưng thực ra thì nội dung khá bình thường, không có nhiều thứ mới mẻ và cá nhân mình thấy cuốn này không bằng cuốn Blitzscaling trước đó (cùng tác giả).
Cuốn này dành cho growth hacker hoặc product manager với sản phẩm SaaS (Software as a Service). Sách không lan man theo chiều rộng mà tập trung vào một số framework để onboard khách hàng trên nền tảng digital thành công. Sách cũng phù hợp cho những ai đang làm chuyển đổi số.
Sơ qua về service design với một số lý thuyết và qui trình thực hiện. Mình hơi thất vọng vì tựa sách ghi là ‘practical’ nhưng nội dung thì lại toàn lý thuyết.
Đây là academic book bắt buộc phải đọc trong chương trình MSc. Digital Marketing của trường đại học Essex, UK. Mình đăng ký học môn ‘Consumer Behaviour in Digital Age’ (CBDA) và… không tin nổi, mình đọc hết cuốn này :D. Sách thuộc chuyên ngành Marketing (600-700 trang gì đó) và có rất nhiều lý thuyết liên quan tới hành vi mua hàng, hành vi lựa chọn và gắn kết với một thương hiệu của người dùng. Cá nhân mình thấy sách phù hợp và là một sự bổ sung tốt cho người làm UX designer, Product owner. (sách mình mua từ Amazon.com)
Lần đầu tiên đọc sách của Ellen Lupton và thấy nó hay thực sự. Sách viết theo kiểu mô tả đơn giản các khái niệm đi kèm hình minh hoạ (có lẽ bởi sách từ một designer nổi tiếng) và giúp mình như ‘vỡ toang’ những khái niệm mù mờ về ‘storytelling’. Đọc cuốn này xong bạn sẽ viết content tốt hơn nữa. (sách mình mua từ Amazon.com)
Đây là một trong những cuốn xuất sắc viết về cảm xúc và liên kết các cảm xúc với việc thiết kế trải nghiệm và kinh doanh. Cái hay của tác giả là bạn ấy viết dễ hiểu, cô đọng và có giải thích khoa học, logic. Hạn chế của sách duy nhất là sự mở rộng lý thuyết sang quá nhiều mảng để áp dụng như EX (employee experience), business, CX… trong khi cái mình kỳ vọng nhất là emotional design thì lại được ghi chép khá hạn chế. Cảm xúc được tác giả qui về cảm xúc chủ đạo và các cảm xúc đi kèm. Mỗi loại cảm xúc cũng có:
Cường độ
Dải cảm xúc
Các yếu tố tác động
Để khai thác tốt hơn cuốn sách này chắc mình cần đọc và ghi chép ra nhiều nữa. Mình đọc bản tiếng Việt, sau đó đọc lại bản tiéng Anh và trong sách giấy có rát nhiều ghi chú mình note vào.
Hay! Sách được viết bởi một bác sỹ nhi người Nhật và có những lý giải tường minh về các thời kỳ phát triển tâm lý, các diễn biến tâm lý của trẻ. Sách phù hợp với mình vì mình có con nhỏ. Sách giúp mình hiểu hơn về trải nghiệm làm cha mẹ, giúp mình bình tĩnh hơn trước những phản ứng của con và dự đoán được hành vi của con khi con mất bình tĩnh. Sách phù hợp với những người quan tâm tới thiết kế trải nghiệm dành cho trẻ em.
Đọc cho đỡ buồn, vì mình làm Agency được 10 năm rồi và thấy những gì được viết trong này như phản chiếu lại chính mình. (cuốn này mình không chấm điểm)
Mình đọc cuốn này vì sự tò mò. Đây là cuốn sách gây bão trên cộng đồng readers 1-2 năm qua vì tác giả đi ngược lại quan điểm ‘The Outliers’ của Malcom Gladwell. Trái với tư duy 10.000 giờ và sự tham gia một lĩnh vực từ sớm như trong cuốn ‘The Outliers’ nhắc tới như một trong những công thức để thành công trong thế kỷ 20, thì ‘Range’ đưa ra thống kê cũng như chứng minh việc thử nghiệm nhiều thứ cho đến khi tìm thấy cái mình phù hợp và hạnh phúc nhất để gắn bó. Sự phù hợp đó khiến tỷ lệ thành công cao hơn. Sự thử nghiệm đa dạng giúp con người ta (đa số) sẽ tìm được chính mình và tự tin hơn. Và bạn cũng không việc gì phải tự ti nếu chưa tìm thấy cái phù hợp với bản thân (dù ở bất kỳ độ tuổi nào)
Như một cẩm nang MBA thu nhỏ nhưng có sự nghiên cứu thực tiễn phũ phàng để rồi đúc kết những gì một doanh nghiệp cần xây dựng, cần có và duy trì để tồn tại. Sách phù hợp với business manager và cả start-up.
Brown wooden shelfs fully packed with books in a library
Năm 2020 chẳng đi đâu mấy, nhưng vẫn bận sml… 6 tháng cuối năm mới có nhiều thời gian hơn để đọc sách. Mình vẫn vậy, vẫn đọc lan man, nhưng cũng có một số quyển đáng để cho 4-5* trên Goodread.com và đọc lại khi cần. Đọc sách cũng giống như tập thể dục cho não bộ vậy, đọc nhiều rồi thành thói quen. Sau đây là list của mình trong năm vừa qua
2, The Millionaire Fastlane, 3/5 điểm
Có 03 sự lựa chọn trong cuộc sống: Sidewalk (tiêu tiền trước, trả nợ sau), Slowlane (chăm chỉ cày cuốc rồi về già nghỉ ngơi đầy đủ) và Fastlane (làm kinh tế, không giàu nhanh, nhưng 10 năm có thể có thành tựu và tự chủ)
3, Influence: The Psychology of Persuasion5/5 điểm
Cuốn này lâu rồi, nhưng giờ mình mới đọc trọn vẹn. Có 6 khía cạnh để influence chính đó là: consistency, reciprocation, social proof, authority, liking, scarcity. Thời bây giờ nhiều techniques hơn nữa, nhưng cuốn này vẫn cover những phần basic nhất.
6, Design for Real Life, 5/5 điểm
Một cuốn sách không mới của A List Apart nhưng lại tiếp cận ở cuộc sống thực tế và cho thấy những vấn đề mà designer hay gặp phải: normal case, assumption personas thay vì proto persona và tress cases.
7, Contagious: Why Things Catch On, 4/5 điểm
Sách phù hợp với người làm content và social media khi khai tác 06 yếu tố tạo ra viral trong thông điệp & nội dung như: Social currency, Triggers, Emotion, Practical value, Public, Stories.
9, Dear Founder: Letters of Advice for Anyone Who Leads, Manages, or Wants to Start a Business, 3/5 điểm
Đọc hơi buồn ngủ vì bố cục sách bao gồm những lá thư mà tác giả viết cho giới start-up, cụ thể là founders. Có thể do mình làm business 10 năm rồi nên nội dung không còn hấp dẫn nữa, tuy nhiên có một số letters khá hay, ví dụ như khi bạn phải sa thải nhân viên đầu tiên của bạn, khi performance của những ‘công thần’ trong công ty không còn tốt nữa..v.v…
10, Steal Like an Artist: 10 Things Nobody Told You About Being Creative, 4/5 điểm
Đọc cho vui, sách chủ yếu là inspire những bạn muốn bước vào nghề design. Lời khuyên thì cũng không có gì mới, với UI/UX thì vẫn là: làm side project, copy work rồi dần dần chuyển thành style của riêng mình.
11, Grow Your Digital Agency, 4/5 điểm
Sách ngắn, khoảng 160 pages, nhưng phù hợp với mình, vì làm agency 10 năm rồi mình rất hiểu và thấy sách này như mô tả lại chính mình vậy.
12, Just Enough Research, 3/5 điểm
Đọc lại cho vui, cũng không có gì to tát, nội dung chủ yếu hướng người đọc hiểu rõ business và context trước khi đâm đầu vào làm UX research. Ngoài ra chỉ nên chọn các phương pháp research phù hợp với budget và khả năng của mình.
13, Essentials Of Mobile Design, 2/5 điểm
Sách cũ và vẫn là style của Smashing, viết không sâu và không có gì mới. Nói chung là chán 😀
14, How to Build a Billion Dollar App, 4/5 điểm
Cuốn này đọc 02 năm mới xong, vì nó dày quá. Nhìn chung là viết rất chi tiết dành cho người làm sản phẩm, start-up, từ lúc lên ý tưởng, validate ý tưởng, raise fund, growth hack, cho tới lúc vận hành app với hàng triệu users.
15, Meaningful Mobile Typography, 4/5 điểm
Sách cũ mèm, nhưng đọc lại thấy hay vì nhiều kiến thức vẫn áp dụng tới bây giờ.
16, Mobile User Experience: Patterns to Make Sense of It All, 2/5 điểm
Đây là cuốn sách cũ, và nội dung cũng lan man. Sách nói nhiều về mobile user flow nhưng không có nhiều chia sẻ về mobile UX. 12 patterns dành cho mobile trong sách cũng đã phần nào lỗi thời.
17, The new rules of coffee: a modern guide for everyone, 4/5 điểm
Mình mua cuốn này khi thấy nó nằm chỏng chơ trên kệ sách ngoại văn của nhà sách Phương Nam. Sách in đẹp, mà chắc dân Việt Nam mình vẫn chưa quan tâm. Ít ai để ý nhóm tác giả chính là từ trang sprudge.com, một trang web có rất nhiều bài blog hay về cà phê. Cuốn này mình đánh giá cao dù kiến thức không có gì mới, nhưng cách viết vô cùng gần gũi với những người không làm trong ngành cà phê. Chúng ta cần nhiều cuốn sách như thế này để dần dần phổ biến văn hóa cà phê rộng rãi hơn nữa.
18, Sway: The Irresistible Pull of Irrational Behavior, 4/5 điểm
Sách hay, và ở Việt Nam có rất nhièu người đã đọc, nhất là hồi 2004-2005 nhiều người recommend nhưng năm qua mình mới đọc nó. 😀 Ý tưởng cũng có phần liên quan tới não trái và não phải cũng như philosophy background của từng dân tộc.
20, Designing Ux: Forms: Create Forms That Don’t Drive Your Users Crazy, 5/5 điểm Đây là cuốn sách mình thích nhất trong năm 2020. Một cuốn hiếm hoi của hãng Sitepoint viết chi tiết về kiến thức và giàu tính thực hành, highly recommend cho các bạn UI/UX nên đọc 1-2 lần.
21, Notes on a Nervous Planet, 2/5 điểm
Cuốn này bình thường… phù hợp với những bạn trẻ đang thiếu định hướng và bị cuốn theo thế giới ảo thôi.
24, The Last Lecture, 3/5 điểm
Sách này mình đọc theo phong trào trên LinkedIn =)) Thực ra thì những sách như thế này trong 2 năm qua khá nhiều, đa phần giống cuốn ‘when breath becomes air’ nên mình đọc trong 2 ngày là xong. Good to know, not a must read.
25, Lean UX: Applying Lean Principles to Improve User Experience, 5/5 điểm
UX thì có từ lâu, nhưng đưa Lean vào UX như thế nào thì không có nhiều sách đề cập đến. Lean UX có vẻ yêu cầu cao hơn cả Sprint design idea của Google khi mà cả team cần ngồi design với nhau và trình độ cũng cần phải đồng đều nhau. Mình thích ý tưởng Design IQ của sách này.
26, Man’s Search for Meaning, 5/5 điểm
Sách cũ, nhưng vẫn tái bản hoài. Mình mượn của quán Sonder coffee và đọc trong 1 tuần. Sách này nên đọc chậm và từ đó thấu hiểu chính mình. Bối cảnh của tác giả là WWII, cũng giống cuốn ‘The boy in striped pyjamas’ mà mình đọc cách đây 6 năm nên mình không bất ngờ với cốt truyện mà phần nhiều tập trung vào việc khai thác tâm lý của người tù nhân.
28, Lean Customer Development: Building Products Your Customers Will Buy , 5/5 điểm
Nằm trong bộ sách Lean UX, Lean Customer tập trung vào khai thác khía cạnh validation idea với end customer trước khi xây dựng demo hoặc MVP cho sản phẩm. Sách rất phù hợp với các bạn làm UI/UX hiện nay ở Việt Nam, tuy nhiên, kỹ năng cốt lõi vẫn là interview và talking to human (điều khó có thể giỏi khi bạn còn trẻ).
29, Microcopy: Discover How Tiny Bits of Text Make Tasty Apps and Websites, 5/5 điểm
Cuốn sách ngắn gọn nhưng súc tích, đưa ra các guidelines cho việc xây dựng câu từ trên mobile app và website. Bạn có thể đọc nó trong 1 ngày và áp dụng luôn thông qua checklist, và vì thế tính áp dụng rất cao.
31, Sisu: The Finnish Art of Courage, 4/5 điểm
Điều mình thích ở cuốn sách này chính là lòng dũng cảm. Nó giống chút gì đó của người Việt Nam ngày xưa, thiếu thốn và khó khăn… nhưng khác biệt là với họ thì họ đã chuyển hóa nó thành một tính cách văn hóa còn mình thì không.
33, The Mom Test: How to talk to customers & learn if your business is a good idea when everyone is lying to you, 4/5 điểm
‘The mom test’ là một hiện tượng của 2019, và cuối 2020 mình mới đọc. Tuy nhiên thì nội dung chỉ dừng lại ở việc: bạn nên validate idea của mình với những người thực sự là targeted customer thay vì chỉ đi hỏi người thân của mình. Để mở rộng hơn thì cuốn ‘Lean Customer Development’ (mình có nhắc đến ở trên) lại mà một mảnh ghép hoàn hảo 🙂
35, F#ck Content Marketing: Focus on Content Experience to Drive Demand, Revenue & Relationships, 3.5/5 điểm
Đây là một cuốn sách với ý tưởng mới về trải nghiệm, nôm na là context experience. Trước khi người dùng thao tác với website hay mobile app của bạn, họ phải tiếp cận với nội dung trước như nội dung quảng cáo, nội dung marketing, nội dung lúc onboarding, v.v… Và để làm tốt thì có thể tham khảo CEP (Content Experience Platform) cũng như một số chiến lược trong sách.
37, Paranormality: Why We See What Isn’t There, 5/5 điểm
Sách của Wiseman bao giờ cũng hài hước nhưng đầy logic. Cuốn này cũng vậy, ông giải thích các hiện tượng kỳ bí và ma quái trên góc nhìn khoa học, cụ thể hơn là tâm lý học, nhận thức thị giác, cũng như các nguyên lý của ảo giác, nguyên lý xử lý thông tin của não bộ.
38, The Art Of Creative Thinking, 3/5 điểm
Đọc cho vui, vì mấy sách kiểu này mình đọc nhiều rồi, nội dung chủ yếu là inspire người đọc suy nghĩ sáng tạo, phá cách.
39, The Infinite Game, 3/5 điểm
Hết sức bình thường. Simon Snek càng ngày viết càng lộ ra sự lan man trong khi idea chính của cuốn sách không có gì nhiều. Phong cách viết ngày càng giống Malcom Gladwell, chuyên đi tổng hợp các bài báo và bài nghiên cứu rồi đưa ra nhận định, xuyên suốt cuốn sách cứ lặp đi lặp lại.
42, The Little Book of Kindness, 3/5 điểm
Sách này đơn giản, nhẹ nhàng, những lúc uống cà phê và muốn nhìn cuộc sống đơn giản hơn thì rất phù hợp để đọc cuốn này.
Ngoài ra còn khoảng 5-7 cuốn sách tiếng Việt mình đọc nữa, và các loại white paper không cần thiết phải nêu ra, đọc cho vui và không có gì đáng nói.
2020 Netflix series by Binh Truong 😀
1, Prision playbook, 4/5 điểm
Cả serie film chỉ toàn cảnh trong tù nhưng lồng ghép nhiều chuyện hài hước và cũng nhiều triết lý sống. ‘Nếu không nhìn qua lăng kính của người khác, thì hạnh phúc trở nên đơn giản hơn rất nhiều’.
2, Familiar wife , 4/5 điểm
Cách dựng truyện không mới, nhưng mình thích ý nghĩa của nó. Cuộc sống dù tua nhanh hay chậm lại, dù có thay đổi các lựa chọn của mình thì sau cùng, mình vẫn là nguyên nhân và kết quả của tất cả mọi thứ.
3, Inside Bill’s Brain: Decoding Bill Gates, 5/5 điểm
Lần đầu nghe Bill Gates nói nhiều về mình trong film tài liệu, mình thích, có lẽ do thích Gates từ hồi năm 2000 và đọc nhiều sách của ông ý hồi đó như ‘The speed of thought’, ‘The road ahead’, v.v…
4, Abstract: The Art of design, 5/5 điểm
Film này mọi người bảo phải xem lâu rồi, năm nay mình mới xem, và nó hay thật 🙂
5, Milimalism, 3/5 điểm
Xem cho biết 😀 còn làm theo thì chắc mình không phù hợp.
Gần đây mình nhận được phản hồi của khách hàng về CX program (Customer experience) dưới ‘format’ chung chung như sau:
Xây dựng và nâng cao trải nghiệm khách hàng là 1 dự án phức tạp và tổng quan của nhiều hoạt động từ sản phẩm, quy trình, hình thức, cách tiếp cận…
Rồi sau đó họ yêu cầu Adaptis chia sẻ ‘cách triển khai cụ thể của 1 case study thực tế đã có hướng đi, cách làm và kết quả tốt trong việc xây dựng trải nghiệm khách hàng cho đối tượng khách hàng…’ và nhóm khách hàng đó ‘phù hợp’ với công ty của họ.
Bạn sẽ làm gì với yêu cầu này?
Yêu cầu này làm mình nhớ đến hồi 2009-2010 khi đi pitching làm website, các anh/chị bộ phận marketing hay có câu hỏi: ‘show cho anh/chị website và dự án mà em tâm đắc nhất, thành công nhất…?‘. Khi làm sale nhiều rồi thì mình nhận ra mấy vấn đề từ cách tiếp cận này, cụ thể như sau:
Người hỏi chưa thực sự biết bắt đầu từ đâu, do đó, tìm một thứ gì đó phù hợp và copy là lựa chọn an toàn.
Người hỏi chưa thực sự biết rõ vấn đề của họ là gì? do đó nhiệm vụ và mục tiêu chưa rõ ràng.
Người hỏi đang muốn nhìn vào kết quả mà quên rằng kết quả thành công (dù nhỏ) là quá trình và là đầu ra của rất nhiều phép thử. (đặc biệt đúng với digital product)
Cho dù bạn có show ra một vài ‘case studies’ thực sự tốt, thì mục đích của người hỏi vẫn muốn biết được toàn bộ quá trình mà bạn đã làm cho một công ty khác ra sao, copy được gì không? Và hệ quả là có một loạt các câu hỏi khác.
Vậy thực tế là gì? Và nếu người hỏi bạn thực sự có bề dày kinh nghiệm thì họ sẽ kỳ vọng điều gì?
Đối với design project, người hỏi muốn xem bạn làm đẹp thế nào? và họ đủ hiểu là ko thể copy y chang dự án đó.
Đối với người có bề dày kinh nghiệm vận hành, họ hiểu đằng sau một dự án thành công còn bao gồm nhiều yếu tố thuộc về điều phối, vận hành, quản lý, quy trình,v.v..
Đối với người chưa có kinh nghiệm gì… okay, họ muốn copy, họ muốn xem các công ty khác đặt KPI như thế nào, họ muốn biết các công ty khác giải quyết vấn đề khó khăn chung ra sao?
Như vậy thì bạn vẫn cần biết người đang hỏi bạn là ai? background của họ ra sao?
Thế thì trả lời như thế nào?
Thực ra có 03 cách, theo kinh nghiệm của mình
Nếu bạn chuẩn bị trước vài case studies, và các câu hỏi liên quan thì bạn có thể thật thà show ra. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng khách hàng sẽ thích case studies của bạn. Vì nhiều lý do, bao gồm cả ‘ego’ của họ nữa, họ sẽ xoáy sâu vào điểm chung của vấn đề rồi từ đó phản biện, ánh xạ sang vấn đề của họ. Người có kinh nghiệm thực sự sẽ hiểu rằng không phải cứ đi copy sang là sẽ thành công (vì nếu thế, các ông chuyên đi làm digital marketing đã có thể kinh doanh đủ thứ trên đời rồi) và sẽ trao đổi sâu hơn. Nhược điểm là bạn sẽ tốn thêm nhiều thời gian cho cuộc họp đó mà chưa chắc chốt được gì với khách hàng. Nhiệm vụ của bạn chỉ bao gồm: chứng minh năng lực và chứng minh kinh nghiệm thực tiễn của bạn là có thật. Bên cạnh đó, nhiệm vụ thứ hai của bạn là qua trao đổi ngắn gọn, tìm ra vấn đề thực sự của khách hàng (cũng như phán đoán được hai bên có ‘match’ với nhau hay không)
Nếu bạn là người nhiều kinh nghiệm, hãy đặt câu hỏi cho họ trước khi trả lời. Hãy tìm hiểu tại sao họ quan tâm tới case study? Họ đã tìm hiểu ở đâu chưa? Cùng trong ngành, họ chắc chắn phải dự nhiều hội thảo chuyên đề rồi, vậy quan điểm, góc nhìn của họ về vấn đề chung của ngành này như thế nào? Hãy thẳng thắn nói về NDA, và việc bạn không tiện/không thể tiết lộ chi tiết.
Nếu khách hàng thuộc nhóm đối tượng đã làm việc và biết bạn đủ lâu, hãy vào thẳng vấn đề với họ (mình sẽ chia sẻ phía dưới)
Tùy vào khách hàng và khả năng của họ, mình thường chọn một cách hoặc cả ba cách nêu trên, và độ nông – sâu trong việc chia sẻ sẽ tùy vào khả năng ‘storytelling’ của mỗi người.
Vậy thực tế khi làm thiết kế trải nghiệm là gì?
Đối với CX program, mình đã trả lời một khách hàng đã đồng hành gần 12 tháng như sau:
Sẽ không có case study nào để mình bắt chước theo bởi vì các doanh nghiệp nước ngoài khác với VN, và làm trải nghiệm phụ thuộc vào 02 yếu tố chính đó là:
Tư duy: Ở đây có thể là ‘design thinking’, nghĩa là suy nghĩ như một designer bằng cách khảo sát + tìm vấn đề của mình, của tổ chức, rồi thảo luận đưa ra giải pháp giả định -> triển khai thử, validate giải định đó -> rồi điều chỉnh tiếp.
Tổ chức và con người: Yếu tố này ở mỗi công ty sẽ luôn khác nhau. Khác biệt ở chỗ ai thực sự bỏ sức ra làm.
Bên cạnh đó, không có chương trình trải nghiệm nào thành công 100% và mãi mãi, vì những lý do sau:
Không phải vấn đề nào cũng có giải pháp, có những vấn đề cần thời gian vì vướng khung pháp lý, quy trình nội bộ, v.v…
Sự hài lòng của con người với một dịch vụ, cụ thể hơn là với một thương hiệu mang tính thời điểm, và một con người không cố định về cảm xúc, con người luôn so sánh và kỳ vọng nhiều hơn.
Không phải giải pháp nào làm hài lòng cho khách hàng cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. (interest conflict)
Nói về framework, có thể tham khảo slide tóm tắt của Adaptis ở đây: http://tiny.cc/26n1pz (trong này cũng có kèm 1 số case study summary)
Như vậy, khi làm chương trình trải nghiệm là mình phải tự làm, và sẽ không copy của các công ty khác nhau được. Hơn nữa, thiết kế – xây dựng trải nghiệm là một quá trình lặp lại với nhiều điều chỉnh khác nhau để tối ưu hóa kết quả đầu ra cũng như cân bằng các biến số về kỳ vọng của cả chủ đầu tư và khách hàng (ở đây là khách hàng của stakeholder).
Dạo này update XD thấy Adobe ‘yêu cầu bắt buộc’ bổ sung ngày tháng năm sinh (DOB). Bình thường thì sẽ không thấy đó là required field, chỉ khi nào click vào submit thì mới thấy thông báo lỗi như hình sau:
Nói thật là nó hơi bị ‘annoying’, nhất là lúc đang cần update XD hoặc PTS để xem file design của người khác gửi, nhưng rồi mình cũng tò mò là tại sao họ lại cần DOB? có phải đây là yêu cầu dành riêng cho người dùng ở Vietnam hay không?
Tò mò vậy nên bấm vào ‘Why do we need this?’, bởi mình nghĩ khi họ thêm required field DOB thì họ cũng đoán sẽ có nhiều người dùng thắc mắc, Vietnamese còn ít nhưng ở EU thì lấy thêm thông tin gì thì phải giải thích thôi rồi… 🙂
OK click vào
Và thấy một cái page dạng T&C (terms and conditions) dài ngoằng, theo bản năng mình bấm command + F và tìm từ ‘birth’.
Ngay lập tức mình tìm thấy phần có nội dung liên quan, đại khái là từ nay Adobe sẽ thu thập thông tin của user trong đó mở rộng, bao gồm cả DOB và lý do là ‘in accordance with applicable law’.
Trên thực tế, mình ngầm hiểu là US law hoặc International law, còn ‘by law’ nào và bộ luật gì, điều khoản bao nhiêu? có liên quan tới GPDR hay không thì không thấy nhắc đến.
Việc này đối với người dùng Việt Nam chắc không phải là vấn đề gì to tát, nhưng nếu bạn đã làm qua GPDR với khách hàng EU và đã tìm hiểu qua privacy law ở Germany thì sẽ thấy nó là một dạng thông báo hời hợt và tiềm ẩn rủi ro ra sao.
Vậy người dùng có điền thông tin DOB không?
Ý kiến chủ quan của mình là có, vì với người Việt Nam nói riêng, DOB chưa phải là thông tin gì ghê gớm.
Thêm nữa, Adobe vẫn cho dùng XD free với cá nhân cơ mà! 🙂
Con người ta không thể làm multi-tasking, khoa học đã chứng minh rồi (đừng hỏi mình nguồn tài liệu nghiên cứu nhé), bộ não của chúng ta chỉ có khả năng ‘switching’ qua lại các task thật nhanh và vi diệu mà thôi. Đôi khi, khả năng switching tinh vi đến mức khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang làm 02 việc cùng lúc, ví dụ như vừa lái xe vừa trả lời tin nhắn điện thoại. Thực chất, trong lúc bạn trả lời tin nhắn, ví dụ bằng tay phải, thì tay trái và chân đang hoạt động nhờ trí nhớ cơ bắp tại vị trí bạn đang ngồi và cầm vô lăng. Điều này giải thích cho hành vi nho nhỏ (micro action) của một người khi vừa nhìn màn hình trả lời tin nhắn và vừa thi thoảng liếc lên nhìn đường + điều chỉnh vô lăng lái xe.
Vậy thì sao? việc không multi-tasking liên quan gì tới bài viết này cũng như cái ảnh chụp phía trên?
Chúng ta không thể làm việc dạng multi-tasking nhưng mắt chúng ta thì có thể nhìn nhiều thứ cùng một lúc. Ngay cả khi chúng ta tập trung nhìn thẳng thì phạm vi của mắt vẫn nhìn được những thứ gần với trọng tâm nhìn thẳng. Khoa học phân biệt hai phạm vi này là central gaze và peripheral vision.
Tin vui là, designer biết điều này, và tin không vui là, designer có thể ‘lạm dụng’ kiến thức đó phục vụ mục đích kinh doanh và quảng cáo. Như với ví dụ là ảnh chụp màn hình VnExpress nêu trên, bạn có thể thấy phía bên phải là video ‘Người TQ tranh cãi về công nghệ lái tự động’, thuộc block content ‘xem nhiều’. Video này có thumbnail là một ảnh động, cắt từ video ra, và bật liên tục (replay). Bạn có thể kiểm chứng ở đây.
Như vậy, trong lúc đọc tin bài, dù có cố gắng tập trung đến mấy thì đoạn video, hỉnh ảnh động này (cùng với sự chuyển động của nó) cứ liên tục gây chú ý trong phạm vi peripheralvision của mình, và hệ quả là rất nhiều lần mình đã đánh mắt sang phía đó, tạm dừng quá trình đọc bài báo của mình. Cảm nhận là rất khó chịu.
Đối với trang chủ của nhiều tờ báo cũng vậy, họ chia phần tin tức 50-60% độ rộng màn hình và phía còn lại sẽ dành cho các banner quảng cáo với nhiều hình ảnh chuyển động gây chú ý. Designer phần lớn sẽ giải thích rằng:
Ngày nay khách hàng không đọc, họ chỉ scan và skim thôi nên đọc sâu (deep reading) không quan trọng nữa.
Tờ báo cần có doanh thu và cần có kết quả tốt cho các nhãn hàng quảng cáo.
Sử dụng quảng cáo có hình ảnh dịu mắt hơn – ảnh chụp VNE
Tuy nhiên, vẫn có những cách thức để làm cho mọi việc tốt hơn và cân bằng hơn, đi kèm với các ràng buộc cụ thể. Ví dụ như:
Sử dụng hình ảnh quảng cáo có màu và nội dung dịu mắt hơn, phù hợp với nội dung và layout của bài báo.
Cho phép người dùng tắt hoặc ẩn quảng cáo, hoặc tương tác với quảng cáo thông qua các CTA trên chính banner (ví dụ như: tôi không quan tâm, tôi không có nhu cầu…). Năm ngoái mình đã thấy một start-up bên Đức làm sản phẩm Ad-platform dạng này rồi.
Thu phí người đọc. Đây là một cứu cánh sau cùng cho các tờ báo, học theo Medium, các tờ báo nổi tiếng như Nytimes, Bloomberg.v.v.. giờ đây cũng đã hiển thị banner thu phí thường niên sau khi cho guest visitor đọc free 2-3 bài báo.
Việc thu phí để giảm tỷ lệ quảng cáo hoặc dùng quảng cáo theo personas của người đọc chắc chắn sẽ động chạm đến sự phản ứng của những người làm marketing truyền thống, những người đọc quen dùng hàng miễn phí. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hiện nay, có một lượng độc giả không nhỏ đã và đang trả tiền để đọc các trang nước ngoài như Medium, bởi sau cùng, họ vẫn tìm kiếm và sẵn sàng trả tiền cho những thứ có value với họ.