by Philip Zimbardo
Understanding How Good People Turn Evil
Có lẽ đối với nhiều người, đặc biệt là những bookaholic (mọt sách) hay những người làm/học ngành tâm lý học sẽ thấy quen thuộc với quyển sách này, cũng như quen thuộc với Philip Zimbardo. Quả thật, tôi rất lấy làm lạ bởi khi cố gắng tìm kiếm thông tin, review về cuốn sách này cũng như lý thuyết của Zimbardo trên các website tiếng Việt (tôi chỉ search qua Google, Bing) thì hầu như không có kết quả trả về. Có một số URL mang tính trích dẫn và giới thiệu sơ qua, nhưng không đầy đủ, chính vì vậy, tôi quyết định mình phải viết gì đó về cuốn sách này.
Từ từ đã, thế quyển sách này và lý thuyết trong đó thì liên quan quái gì đến design? Xin thưa là rất liên quan. Hihi… Sự liên quan của psychology ngày càng trở nên rõ rệt trong thiết kế sản phẩm cũng như trong usability design. Tại sao? bởi 1 lẽ, các ứng dụng ngày nay, từ web application cho tới mobile application đều hướng tới nghiên cứu, điều hướng hành vi người sử dụng (user behavior), thậm chí thay đổi thói quen của user (tôi sẽ nói về vấn đề này kỹ hơn trong 1 loạt bài blog khác).
Có rất nhiều điều tôi thích về cuốn sách này, cũng như lý thuyết của nó. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta hãy nói về Zimbardo. Philip Zimbardo là cựu chủ tịch Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và là giáo sư danh dự tại đại học Stanford. Ông nghiên cứu về những hành động trái đạo đức và chủ nghĩa anh hùng, những biến đổi tâm lý mà nền tảng của sự biến đổi dựa vào 2 yếu tố chính: situations (tình huống, hoành cảnh) và system (hệ thống). “The Lucifer Effect” là kết quả của quá trình 30 năm nghiên cứu của Zimbardo mà qua đó, ông chỉ ra các yếu tố để biến một người bình thường/hoặc người tốt trở thành độc ác/quỉ dữ (Understanding How Good People Turn Evil). Nhưng trên tất cả, lý thuyết mà Zimbardo muốn nhấn mạnh là nhân tố làm biến đổi tâm lý, qua đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của con người.
Câu truyện bắt đầu bằng cuộc thí nghiệm Nhà Tù Standford (Stanford Prison Experiment) năm 1971, lấy cảm hứng từ việc bạo hành tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib. Việc thí nghiệm được tiến hành tại tầng hầm của Đại học Standford, trong đó 14 người tình nguyện đóng vai cai ngục, và 14 người còn lại đóng vai tù nhân (bị bắt giữ mà không báo trước – Sunday’s surprise arrests ), một cách ngẫu nhiên. Thí nghiệm dự định diễn ra trong 14 ngày, nhưng nó đã kết thúc sớm hơn dự định vào ngày thứ 6, vì những diễn biến rất khó kiểm soát (cả cai ngục và tù nhân giả định đều có dấu hiệu biến đổi tâm lý/hành vi rõ rệt). Những người tham gia dần bị biến chất mà quên đi mục đích ban đầu của thí nghiệm. Philip Zimbardo thậm chí đã thừa nhận rằng ông ngày càng lấn sâu vào vai trò “sĩ quan cai ngục” và hoàn toàn nhập vai thành một nhà quân sự độc tài. Trong quyển sách của mình, Zimbardo thậm chí còn miêu tả khá rõ quá trình biến đổi tâm lý khi 1 người khoác lên người bộ đồng phục của quản ngục.
Cuốn sách dày 540 trang, tuy nhiên phần nội dung chính khoảng 440-450 trang. Mặc dù vậy, theo quan điểm cá nhân tôi, chương hay nhất và quan trọng nhất là chương 10. Có thể bởi vì nó liên quan và lý giải nhiều nhất tới các yếu tố biến đổi hành vi con người, và liên quan nhiều tới product design, thứ mà tôi quan tâm. (Các chương còn lại thì chủ yếu nói về bắt bớ, thí nghiệm, nổi loạn, rồi các lý giải, điều tra về social dynamics, cũng như vấn đề đã xảy ra ở nhà tù Abu Ghraib).
Chương 10 có 2 luận điểm quan trọng, mà nói đúng ra là core của cuốn sách:
- Why situation matter? Để cho dễ hiểu, thì đây là sức mạnh hoàn cảnh (nói như Malcolm Gladwell đã mượn kết quả thí nghiệm này trong cuốn The Tipping Point của ông). Nôm na là, hoàn cảnh của con người, hay bối cảnh, cũng quan trọng như tính cách của họ. Khi con người được đặt vào một hoàn cách khác, một tình huống khác (ví dụ như bị đi tù, bị bắt lột hết quần áo, chửi bới hàng ngày và dội nước lạnh) thì tâm lý và hành vi của người đó cũng biến đổi, thậm chí có xu hướng bùng phát nhanh hơn bình thường.
- Why systems matter the most? Hệ thống là vô cùng quan trọng. Ở đây, chúng ta nên hiểu “hệ thống” là tất cả những thứ tạo ra hoàn cảnh/tình huống. Trong cuốn sách này, hệ thống bao gồm những thứ như việc bắt giữ, nhà tù, tra tấn, lăng mạ tù nhân, đồng phục cai ngục, luật lệ, không khí nhà tù, sự lạnh lẽo, bóng tối, v.v… Tất cả những thứ xung quanh tù nhân.
Suy rộng ra, có thể thấy điều này giống như 1 câu thành ngữ của người Việt: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hoặc là “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mang áo giấy” (mình chưa hiểu tại sao bụt có áo cà sa, chỉ có sư trụ trì mới có chứ nhỉ? hihi…). Có điều là các câu thành ngữ của Việt Nam thì không có chứng minh hay thí nghiệm khoa học nào cả.
(Ảnh: báo cáo theo dõi biến đổi hành vi của cai ngục và tù nhân. Nguồn: sách The Lucifer Effect, chương 10, trang 202).
Như vậy, 2 yếu tố quan trọng là situations và system phần nào lý giải được việc biến đổi hành vi của con người. Điều này cũng làm sáng tỏ hơn các sự kiện trong xã hội. Ví dụ: tại sao 1 người có học vị cao (Thạc sỹ, Giáo sư, Tiến sỹ) hay có địa vị (như thày giáo) vẫn có những hành vi sai trái, thậm chí tồi tệ. Nguyên nhân có thể đến từ môi trường sống, bạn bè xung quanh (bọn nó chửi bậy thì mình cũng chửi bậy, tụi nó hút thuốc, mình cũng hút) hay có thể từ ý thức hệ hình thành trong quá trình trưởng thành. Gia đình cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc tác động tới tâm lý trong suốt thời gian phát triển (tôi sẽ nói rõ hơn khi viết review về cuốn Developmental Psychology , Childhood and Adolescence) cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Việc 1 người có thiên hướng từ hiện hay bạo lực, có sở thích mua sắm hay ham chơi, có tâm lý tụ tập bầy đàn hay độc lập cũng có thể là kết quả của quá trình biến đổi tâm lý cũng như hành vi. Và ở đây, system có thể bao gồm lớp học (kiểu như học lớp chọn/với lớp mất dạy nhất trường thì ngoan/hư khác nhau), gia đình (bố, mẹ, anh chị em, ông bà…cà nhà cờ bạc thì con cháu cũng dễ cờ bạc theo, ví dụ thế, hihi..), đồng nghiệp, câu lạc bộ, nhóm bạn trong xóm, và “hiện đại” hơn, nhóm hội trên Internet.
Một ví dụ dễ hình dung về situation đó là nhìn vào xã hội Việt Nam. Nếu bạn sống ở 1 môi trường cơ quan có thói quen nhận phong bì, hối lộ, vượt đèn đỏ (khi gặp đèn đỏ tại ngã tư đường phố, đêm tối, không có cảnh sát giao thông, những người đi cùng đường với bạn vượt đèn đỏ, bạn đang vội về nhà…cả xã hội có thói quen vượt đèn đỏ…và bạn cũng có xu hướng làm như vậy), nhổ bậy… những hành vi này xuất phát từ những con người “nhân tri sơ, tính bổn thiện” nhưng lại có đủ 1 hệ thống, 1 mớ tình huống khiến họ làm những điều “không hay ho gì”. (ko muốn nói là tệ hihi).
Sau cùng, nếu bạn đọc cuốn sách này, theo tôi (cách tôi đã đọc) thì chú trọng chương 1, 2, 10, 11 và 12.
“Sự liên quan của psychology ngày càng trở nên rõ rệt trong thiết kế sản phẩm cũng như trong usability design. Tại sao? bởi 1 lẽ, các ứng dụng ngày nay, từ web application cho tới mobile application đều hướng tới nghiên cứu, điều hướng hành vi người sử dụng (user behavior)”…
Đúng vậy, trong thiết kế mĩ thuật công nghiệp còn có 1 môn khoa học bắt buộc nữa là ergonomics /er·go·nom·ics/ (er″go-nom´iks) the study of workplace design and the physical and psychologic impact it has on workers. It is about the fit between people, their work activities, equipment, work systems, and environment to ensure that workplaces are safe, comfortable and efficient and that productivity is not compromised – khoa học này nghiên cứu xem người ta sử dụng các sản phẩm được thiết kế vào trong công việc thực tế như thế nào, so với hoặc đối lập với việc sản xuất ra sản phẩm ban đầu, để từ đó dẫn đến các thiết kế công năng mang tính điều chỉnh, cải tiến hoặc thiết kế mới hoàn toàn (ví dụ: mouse có thể cầm nắm dễ dàng bằng tay trái hay tay phải đều được, chuyển chức năng nút nhấn được, không mỏi tay, … cũng như người ta được ngồi trân 1 cái ghế có thể chỉnh theo khổ người, xoay, tăng giảm độ cao, tháo rời và ráp lại nhanh chóng,…). Các sản phẩm nào mang tính định hướng người sử dụng thì hầu hết rơi vào lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao – như Steve Jobs từng nói đại khái là người ta thường không biết mình cần gì cho đến khi Apple đưa ra sản phẩm mới (sáng tạo mới) và cạnh tranh (vượt trội).
“Những người tham gia dần bị biến chất mà quên đi mục đích ban đầu của thí nghiệm. Philip Zimbardo thậm chí đã thừa nhận rằng ông ngày càng lấn sâu vào vai trò “sĩ quan cai ngục” và hoàn toàn nhập vai thành một nhà quân sự độc tài”…
Điều này đúng từ lâu rùi, có điều người ta phải tiến hành thực nghiệm khoa học để có căn cứ chứng minh mà thôi.
Trường hợp danh họa Leonardo da Vinci với bức bích họa “The Last Supper” sau 3-4 năm mới hoàn thành, những nhà phê bình cho rằng Leonardo đã vẽ chính mình vào bức tranh này khi người ta phân tích và nhận ra một số cách biểu lộ cảm xúc của ít nhất 2 vị tông đồ mà có vẻ tương đồng rất giống với những gì đặc trưng của Leonardo. Bức họa này cũng độc đáo nhất ở chỗ nó thể hiện khoảnh khắc phản ứng của 12 vị tông đồ trước lời nói của chúa Giê-Su về sự phản bội, và để vẽ cho đạt toàn cảnh này, Leonardo phải mất mấy năm ròng đi tìm hình mẫu – những mẫu thức cảm xúc và nhân cách khác nhau – khảo họa và tiến hành tái thể hiện lại trên tranh.
Xem linh: http://www.nghethuatthanh.net/hoi-hoa/tro-lai-voi-bua-tiec-ly-cua-leonardo-da-vinci/
Trong quá trình đó, câu chuyện trải nghiệm bất ngờ nhất của Leonardo là 2 hình mẫu cho đức chúa Giê-Su và kẻ phản bội Giu-Đa lại chỉ là 1 người nhưng được tìm thấy trong 2 giai đoạn mà các hoàn cảnh đã gây những ảnh hưởng khác nhau thậm chí đối lập lên nhân cách của cùng một con người – biến đổi 1 con người từ hình mẫu 1 vị thánh trở thành 1 tên trọng phạm hèn hạ.
Xem link: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20101216/8050
“đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”
Bụt là Phật đó em! Trong môn học Cơ sở văn hóa VN, người ta dạy rằng Phật giáo được truyền vào nước ta từ Ấn độ từ lâu trước khi nhà Minh du nhập Phật giáo của Trung Quốc vào VN. Trong dân gian gọi Bụt tức là tiếng rút gọn thành đơn âm tiết của từ Bụt Đà (Buddha) (đa âm tiết) trong tiếng Phạn cổ, còn chữ Phật đã có nhiều tông phái cắt nghĩa và cho đó là sai lầm trong dịch thuật từ ngôn ngữ Phạn cổ ra tiếng Hoa, rồi từ tiếng Hoa phiên sang tiếng Việt.
Xem thêm này: http://namtong.org/docbaogiumban/Docchoidobuon/N-Z/TuBuddhadenButvaPhatmiddle.htm
Em đã từng nghe câu hát” Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa” bao giờ chưa?
Nghe nè: http://hcm.nhac.vui.vn/ong-trang-xuong-choi-mp3-xuan-nghi-m176335c3p7043a13441.html
hehe, thanks anh
2 bài post ở trên giống nhau vì anh tưởng bài đầu bị lỗi nên post lại, em gỡ bỏ cho gọn nhé. Thx em.
OK anh.
Bụt là từ mượn phát âm của tiếng phạn/ấn độ, mà tiếng anh cũng có mượn là Buhha buhhism là Phật ấy
Ông Bụt là Ông Phật
Chứ không phải ông tiên đạo sĩ áo trắng râu dài trong tâm cám đâu
oh, thanks bạn nhé
ad cho e hỏi là e có thể mua sách này ở đâu ạ? e search trên mạng mà ko thấy, cảm ơn ad.
anh có bản PDF, lâu rồi , để hôm nào anh tìm lại nhé.
Dạ a, địa chỉ email của e đây, có gì a liên hệ e nhé buithuanh.94@gmail.com.
Em cảm ơn a.
oK em, cũng 5 năm rồi =)) mà đọc nhức đầu lắm, đọc 1-2 chapters thôi
Bạn có thời gian cho mình xin 1 bản với nhé. Email của mình là cpk240468sg@gmail.com – Chân thành cảm ơn