Don’t tag me your t-shirt

UX với các bạn bán quần áo, giày dép và tag loạn xạ trên Facebook

dont-tag-me-pls

(Ảnh: don’t tag me FB. Nguồn: Internet)

Phải nói thật là ở Việt Nam có phong trào làm gì cũng theo xu thế, trào lưu và phần lớn là bắt chước nhau. Từ cái đơn giản như trượt patin, nhảy hip-hop, đi xe đạp (thay vì xe máy), hay đình đám hơn là trà chanh, mở quán cafe, buôn hàng TQ (hàng Quảng Châu), hàng Hàn Quốc, dịch vụ ship đồ từ nước ngoài… Tất thảy đều “copy” nhau. Phần vì thấy lời, model đơn giản thì làm theo kiếm thêm (với những ai có thời gian), phần thì chạy theo thời thế, thấy người ta làm, mình cũng làm. Phàm những gì đi “copy” và không đầu tư chất xám thì nó chẳng lâu bền. Đơn giản là “không phải con mình” thì mình không việc gì phải tâm huyết với nó nhiều. Die soon.

Xã hội ngày nay có Twitter, Facebook và vô vàn những thứ online marketing tool để các bạn kinh doanh quần áo “sử dụng” với tên gọi rất thân thương “social marketing”. Vậy là một ngày đẹp trời, nếu trong số friends của bạn trên Facebook có ai đó “đánh hàng” TQ về bán (dạng không cần website, không cần shop showroom) thì chắc chắn 90% rằng bạn sẽ bị tag. Có người hy sinh cả Facebook cá nhân để kinh doanh, có người “chịu khó” hơn một chút thì tạo ra fan page riêng, với tên gọi riêng trên Facebook rồi sau đó mới tag những người trong friend list của mình. Không cần biết những người đó có nhu cầu mua hàng hay không.

Một lần nữa cần phải nhắc lại, một trong những giá trị cốt lõi của UX chính là personas. Và nếu target của bạn là end-user nhưng bạn bỏ qua điều này, cho dù là bạn cung cấp dịch vụ web design, hay bất cứ loại hình dịch vụ nào phục vụ con người (dạng service design) thì khả năng tạo ra khách hàng của bạn (covert to leads) sẽ là rất thấp.

Dùng Facebook không sai, nhưng up vài cái ảnh sản phẩm lên fan page của Facebook, rồi tag người quen vào đó không có nghĩa là bạn đang làm social marketing.

Để phòng tránh trình trạng “loạn tag“, Facebook từ lâu đã bổ sung tính năng cho phép user setting quyền được review mỗi khi “bị tag”, bởi đơn giản, user profile chính là personas. Việc làm của Facebook cũng chính là UX cho nhu cầu personas của người dùng. Vậy nên, nếu bạn mở shop online, đừng làm điều ngược lại. Ngày nay, Thế Giới không welcome điều đó.

Please-Donot-Tag

(Ảnh: Facebook rule, nguồn Internet)

Thế thì người nông dân phải làm gì?

Để giải đáp cho tình huống “social marketing” với những người “không chuyên” thì theo tôi, bạn nên biết, và nên đọc những cuốn sách của Gary Vaynerchuk. Ông là một chuyên gia hàng đầu về social marketing, mà thiết nghĩ, cách làm của ông khá đơn giản, hiệu quả và thực sự đặt khách hàng / user vào trung tâm của dịch vụ. Mặc dù anh Gary này viết hơi dài dòng, nhưng theo mình, tóm gọn có vài ý chính như sau (trích rút từ cuốn Crush It!The thank you economy):

  • Tham gia các forums, FB pages, follow twitter về lĩnh vực mình định kinh doanh (ví dụ như quần áo).
  • Lắng nghe các trao đổi, tìm hiểu vấn đề + thực trạng chung mà mass users đang phải đối mặt. (Ví dụ như đàn ông Việt Nam uống bia rượu rất nhiều, lại lười vận động mà cứ đi rao bán áo sơ mi slim-fit thì bố ai mua nổi).
  • Tham khảo các giải pháp hiện có (regular fit shirt) và cố gắng tham gia bình luận, giải đáp bằng tất cả kiến thức của mình. (Với quần áo là loại sản phẩm, hãng, chất liệu, cách bảo quản, giặt là…). Tất nhiên, muốn có uy tín tốt trong social community, bạn phải thực sự có kiến thức. Mà nếu lười thì chẳng bao giờ có kiến thức cả. Chăm chỉ, chịu khó thu lượm + học hỏi trên internet, và từ các online/offline community, eBooks, Magazines là cũng đủ rồi.
  • Khi có uy tín trong social/online community, bắt đầu tạo fan-page của mình trên Facebook, Twitter account, Google+ page và quan trọng nhất là brand’s blog. (blog của bạn).
  • Tiếp tục viết, lắng nghe, chia sẻ, đưa ra đánh giá, đưa ra lựa chọn, bộ sưu tập (với ai thích thời trang, bán buôn quần áo) của mình.
  • Bán hàng online. Nhưng cũng đừng quên dịch vụ online/offline đi kèm. Tất nhiên bạn phải học và thạo e-Commerce, hay ít ra biết sử dụng các dịch vụ sẵn có (gian hàng ảo dạng SaaS). Các thể loại như shipping, payment, warranty, return money/product policy… cũng phải dễ dàng, nhưng không thiếu phần chuyên nghiệp. (Nếu không biết tốt nhất là bỏ tiền ra học -> tiết kiệm thời gian).
  • Duy trì community, dịch vụ khách hàng, lắng nghe + chia sẻ với khách hàng trong những tháng ngày tiếp theo, bởi đó là tài sản của bạn.
  • …còn vài ideas nữa, nhưng thôi, bạn nên từ tìm đọc và áp dụng, dần dần kiến thức sẽ là của bạn.

Khi bạn đặt khách hàng vào trung tâm của dịch vụ, với vô số các công việc phải làm (chẳng sao cả, nếu yêu thích business của bạn, những việc đó đáng để bạn lao động ngày đêm), nghĩa là bạn đang “design” một dịch vụ với trọng tâm là user’s personas. Đó chính là user centered service design. Nói ra thì không có gì cao siêu cả. Nhưng cần xác định + tôn trọng khách hàng ngay từ đầu, họ sẽ cảm ơn bạn vì điều đó. Lợi nhuận rồi sẽ tới.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.