Mobile context

Hãy nghĩ về mobile context trước khi thiết kế phần mềm cho iPhone, Adroid…

mobi-context-thumb

(Ảnh: mobile context, nguồn: Internet)

Thiết kế phần mềm ứng dụng từ trước khi các thiết bị mobile ra đời, đa phần đều hướng người dùng ngồi trước màn hình máy tính và thao tác những chức năng nghiệp vụ. Với các thiết bị mobile ngày nay, ngoài việc gọi điện, gửi tin nhắn sms thì người dùng còn có thể sử dụng phần mềm trên thiết bị di động (điện thoại, tablet…) ở bất cứ nơi đâu. Có người thì sử dụng Facebook, Twitter khi đang ngồi trên xe khách, trên tàu hỏa. Người thì dùng điện thoại để check-in bằng foursquare tại nhà hàng, thậm chí có người check mail, lướt web ngay trong phòng họp. Tất cả những “hành vi” và “bối cảnh” sử dụng phần mềm trên điện thoại như vậy được gọi chung là mobile context.

Việc thiết kế các ứng dụng iPhone hay Android ngày nay cũng gắn liền với mobile context một cách chặt chẽ và kỹ lưỡng. Thông thường, khi lên ý tưởng thiết kế, những người designer chuyên nghiệp sẽ nghĩ về context. Khi thay đổi context, mọi thứ cũng thay đổi theo. Để dễ hình dung hơn ta có thể hình dung một phần mềm mô phỏng chơi piano thì sẽ ít khi được sử dụng ngoài trời cho dùng người dùng có gắn tai nghe. Tương tự như vậy, với 1 nhà hàng thì khi xem thông tin trên website, việc thiết kế thông tin có thể sẽ rất “rộng tay” với hình ảnh sản phẩm, món ăn, hình ảnh khách hàng, và các hiệu ứng media như flash, video.v.v… nhưng khi xem thông tin (website) hoặc cài đặt iPhone app của nhà hàng, các thông tin được ưu tiên hiển thị trên mobile sẽ phải là số điện thoại, địa chỉ, giờ đóng mở cửa..v.v.. Bởi 1 lẽ, khi bạn dùng điện thoại di động để tìm thông tin nhà hàng, nghĩa là bạn đang không ngồi trước máy tính, rất có thể đang đứng ngoài đường hay ở đâu đó, nơi mà kết nối 3G không cho phép hiển thị nhanh và nhiều thông tin dạng rich media.

Vậy phải làm gì khi nghĩ về mobile context? Thông thường có vài gợi ý dễ nhớ như sau:

  • Nếu bạn thiết kế ứng dụng cho chính nhu cầu của mình, bạn sẽ biết mình hay dùng mobile app này ở đâu, khi nào. Còn nếu không, hãy cố gắng tưởng tượng ra người dùng sẽ sử dụng như thế nào? Dùng ở đâu? tần suất sử dụng bao nhiêu lần 1 ngày? Ví dụ Foursquare thì thường được dùng khi tới 1 địa điểm nào đó, game app được dùng khi ngồi rảnh rỗi, giết thời gian.
  • Với mỗi đối tượng sử dụng (user type) sẽ có những cách tiếp cận khác nhau. Những ứng dụng liên quan tới đo lường, thời gian, thời tiết thì thường hiển thị thông tin to, rõ ràng, và phục vụ tối đa lượng người dùng. Nhưng với những ứng dụng nhiều chi tiết như Facebook thì độ tuổi của người dùng sẽ thu hẹp lại. Nếu để ý, 1 mobile app như Facebook có rất nhiều chi tiết trong thiết kế.
  • 1 ứng dụng mobile app có thể sẽ có nhiều context khác nhau với cách thể hiện khác nhau. Ví dụ dễ hiểu nhất là cùng 1 ứng dụng nhưng khi sử dụng trên iPhone sẽ khác với khi dùng trên iPad bởi real estate (khoảng trống) trên màn hình của chúng khác nhau, các tính năng của thiết bị cũng khác.

Nếu chỉ nói chung chung, thì mobile context là một khái niệm khá trừu tượng. Chính vì vậy, tôi chọn một ví dụ rất nổi tiếng trong giới người dùng là dân chơi thể thao. Đó là 1 dự án có sự liên kết giữa Apple và Nike. Để hỗ trợ các vận động viên tham gia luyện tập, cũng như quảng bá loại giày chạy có gắn thiết bị cảm ứng, hãng sản xuất giày Nike đã kết hợp với Apple để xây dựng một ứng dụng có tên Nike+ Running. Ứng dụng này khi làm ra bao gồm 03 phần:

  1. Hỗ trợ 02 loại thiết bị: iPod và iPhone.
  2. Có một thiết bị cảm ứng gắn liền với giày hoặc có thể mang theo bên mình (gọi là nike+ sensor)
  3. Với việc xác định mobile context là những người luyện tập thể thao, hoạt động ngoài trời và có nhu cầu theo dõi tốc độ chạy của mình cũng như quãng đường đã chạy được, người thiết kế ứng dụng đã tập trung vào một số điểm quan trọng như ánh sáng màn hình phù hợp với ánh nắng ngoài trời, thông tin hiển thị to, rõ ràng, kết hợp với bản đồ dạng geo map và cũng không quên áp dụng gamification trong việc đưa ra những thách thức chạy nhiều hơn, xa hơn với người chơi.

Như vậy, có thể thấy việc đánh giá kỹ lưỡng về mobile context sẽ định hình cho mobile app về vóc dáng, chức năng sau này một cách đầy đủ, đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Ở góc nhìn toàn cảnh, mobile context thể thể được tổng kế trong 03 phạm vi chính như sau:

  • ACTIVITY: bao gồm các hoạt động mà qua đó người dùng có thể sẽ sử dụng ứng dụng trên điện thoại. Ví dụ như đi dạo, lái xe, ăn tối, đứng chờ xe buýt hoặc trong phòng chờ lên máy bay, v.v…
  • ENVIRONMENT: là môi trường xung quanh người dùng như âm thanh, ánh sáng, không gian (rộng/hẹp/dài…), nơi đông người, v.v..
  • CULTURE: hơi trừu tượng nhưng có thể hiểu là bao gồm tôn giáo, nền kinh tế, cơ cấu xã hội… ở một xã hội hiện đại thì thanh toán qua mobile sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn, hoặc có những phần mềm iPhone viết ra chỉ để giúp những con chiên tụng kinh hàng ngày với những bản kinh thánh ghi âm sẵn.v.v…

Mobile context không quá phức tạp và rắc rối, nhưng trước khi nghĩ tới việc phần mềm iPhone bạn định làm sẽ có những tính năng gì, giao diện sẽ ra sao, màu sắc, bố cục menu, items thế nào… hãy nghĩ về nó trước, bởi đơn giản mobile context là địa điểm, là tần suất thời gian mà người dùng sẽ engage (gắn bó) với ứng dụng của bạn.

Advertisement

2 thoughts on “Mobile context

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.