(ảnh communication, nguồn Pinterest)
Hôm rồi có bạn hỏi mình “làm UX khó lắm hả anh?” làm mình thấy cũng băn khoăn, không hiểu sao thiên hạ cứ chụp mũ cho việc UX là cái gì ghê gớm, có lẽ tại ít việc liên quan tới UX ở Việt Nam và cũng ít người được đào tạo bài bản nên nhắc đến nó ai cũng thấy nó ít thông tin, cộng thêm với một loạt các thanh niên phông bạt, chém gió hay có thói quen “thần thánh hoá” vấn đề làm cho UX trở nên mù mịt, mông lung. Vì vậy, hôm nay mình sẽ viết một bài giải thích ngắn gọn về cái gọi là “đi làm UX”.
UX cũng chỉ là 1 công việc
Tôi còn nhớ khoảng đầu năm 2008, UX được nhắc đến ở Việt Nam với công việc “nhân viên sản phẩm”, nổi bật nhất là ở VCCorp. Sau đó thì mọi thứ được nở rộ, mọi người viết về nó nhiều hơn và thị trường việc làm ở nước ngoài cũng phân cấp rõ rệt hơn những “job title” liên quan đến UX, ví dụ như:
- UI designer
- UI/UX designer
- UX designer
- UX researcher
- UX Metrics researcher
- UX architect / Strategist
- UX Lead v.v…
Tuỳ từng cty, từng team mà nó sẽ có những vị trí khác nhau, nhưng trong bài viết này tôi không định giải thích từng công việc trong lĩnh vực UX là làm gì mà chỉ muốn đơn giản hoá “làm UX” là thế nào.
UX là 1 lĩnh vực mà nó cung cấp cho ng ta 1 loạt các công cụ, qui trình để làm ra dịch vụ tốt hơn, sản phẩm tốt hơn từ đó mang lại giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp.
Một cách ngắn gọn, UX là một lĩnh vực mà nó cung cấp cho ng ta hàng loạt các công cụ, qui trình để làm ra dịch vụ tốt hơn, sản phẩm tốt hơn từ đó mang lại giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, and that’s all. Những giá trị tốt hơn ở đây có thể hiểu là sản phẩm / dịch vụ được yêu thích, dễ sử dụng, có tính năng gắn kết với người dùng, khiến khách hàng, người dùng yêu thích và gắn bó hơn, từ đó tạo ra hiệu ứng tốt hơn về doanh thu, thương hiệu..v.v. Nó cũng giống như 6 Sigma, Agile, CMMi, IBA, v.v… là những lĩnh vực nhằm mang lại những giá trị tốt hơn cho khách hàng / người dùng, từ đó mang lại lợi nhuận, danh tiếng tốt hơn cho các nhà cung cấp (cụ thể là các công ty).
Như vậy, có thể thấy UXD (User Experience Design) cũng chỉ là một công việc. It’s just a job. Mà đã là một ngành nghề, một công việc thì nó cũng có những đặc thù của nó, cứ làm rồi sẽ biết, chẳng có gì ghê gớm. Dù là cá nhân, hay công ty, hoặc chỉ một bộ phận chịu trách nhiệm tham gia thiết kế sản phẩm, thì bạn cũng làm UX dưới dạng các dự án (mobile, web, chatbot, service design, v.v..) và đi theo các qui trình từ sale, pitch, kick-off, production, delivery, post launch, v.v.. Công việc UX của bạn tại mỗi thời điểm của dự án sẽ phải sử dụng các kỹ thuật khác nhau như khảo sát, thiết kế mẫu, kiểm tra… thậm chí việc này sẽ diễn ra liên tục từ lúc chỉ có bản thiết kế trên giấy, cho tới lúc có sản phẩm MVP, rồi beta, rồi go-live. Nó cũng có cái khó, cái dễ khi so sánh với những nghề khác như lập trình viên, phân tích hệ thống, marketing.
Vậy UCD thì sao?
UCD (viết tắt của User-centered design) có thể hiểu nôm na là một process qua đó chúng ta sẽ được guideline từng bước trong qui trình thiết kế hướng tập trung vào người dùng bằng những kỹ thuật và công đoạn khác nhau.
(Mô phỏng UCD process – nguồn uxuo)
Có thể nhận thấy (theo hình trên), UCD là một qui trình với rất nhiều các bước, các công cụ, kỹ thuật khác nhau ở mỗi khâu nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra được thiết kế “sát” nhất với nhu cầu của người dùng.
User-centered design (UCD) or user-driven development (UDD) is a framework of processes (not restricted to interfaces or technologies) in which usability goals, user characteristics, environment, tasks and workflow of a product, service or process are given extensive attention at each stage of the design process. – Wikipedia
Nhưng, đó chưa phải là tất cả, bởi một sản phẩm phải đáp ứng 02 yếu tố:
- Thoả mãn người dùng (để từ đó accquaired user, engage user, v.v..)
- Thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư và các bên liên quan (stakeholders)
Đến đây bạn sẽ bắt đầu hình dung được tại sao phần lớn các dự án “fail” hoặc các bạn thuộc production team thường có tâm lý bất mãn với đội ngũ quản lý, bởi các bạn chỉ tập trung vào UCD mà quên đi rằng, một sản phẩm, dù có UX hay không nó vẫn phải mang lại hiệu quả và đáp ứng “nhiều” bên liên quan. Trong nhiều trường hợp, không phải các “sếp” không coi trọng UX hoặc phớt lờ bạn, mà bởi họ không đủ “vốn” để đi theo cái process UCD dài loằng ngoằng của bạn.
Như vậy, ở phạm vi bài viết này có lẽ giúp bạn phần nào phân biệt được việc “làm UX” là gì, và UCD đóng vài trò nào ở công việc UX. Bên cạnh đó, UCD cũng không có gì ghê gớm như nhiều người vẫn nghĩ. Các bài viết sau tôi sẽ dần giải thích những khái niệm khác để giúp bạn định hình rõ hơn về nghề này.
Hà Nội, tháng 12/2017
One thought on “Làm về UX nghĩa là làm gì?”